Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao? Cách chữa cho bé!

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường là hậu quả của một bệnh lý nào đó. Vậy có thể chữa khỏi rối loạn ngôn ngữ ở trẻ không? Cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

I. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là gì?

Chứng rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh là gì?  Trong tiếng Anh, thuật ngữ Developmental language disorder dùng để mô tả hội chứng rối loạn ngôn ngữ.

Đối với câu hỏi rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì, Yoosun Baby xin được giải đáp như sau:

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được xếp vào 1 rối loạn giao tiếp. Nhóm trẻ này sẽ gặp khó khăn để hiểu hoặc biểu đạt, hoặc cả hai.

Bé bị rối loạn ngôn ngữ thường chỉ biết sử dụng các câu ngắn. Thậm chí, thứ tự của các từ trong câu còn thường xuyên bị đảo lộn. Trẻ cũng hay nói “um”.

Bệnh rối loạn ngôn ngữ có thể gây ra rất nhiều vấn đề khi trẻ giao tiếp với người thân ở nhà, với thầy cô, bạn bè cùng trang lứa ở trường.

Đôi khi chúng ta nhầm lẫn giữa rối loạn ngôn ngữ và rối loạn âm thanh. Về bản chất, 2 vấn đề này hoàn toàn không giống nhau.

– Bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em: Trẻ có thể phát ra nhiều âm thanh nhưng khó khăn trong việc giao tiếp hàng ngày.

– Rối loạn âm thanh: Trẻ gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em có 2 dạng, đó là:

– Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Trẻ khó hiểu những gì trẻ nghe được hoặc đọc được.

– Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Trẻ khó khăn trong việc nói chuyện, bày tỏ mong muốn và cảm xúc với người khác.

II. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ trẻ em

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ giao tiếp là hậu quả của một bệnh lý. 

Các bệnh lý thường dẫn tới rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là:

rối loạn ngôn ngữ

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường là hậu quả của một số bệnh lý

– Trẻ gặp khuyết tật hoặc bệnh như chấn thương não, có khối u, đột quỵ hoặc tự kỷ rối loạn ngôn ngữ.

– Trẻ mắc phải dị tật bẩm sinh như bại não, hội chứng down…

– Gặp các vấn đề trong thai kỳ như mẹ uống rượu trong thai kỳ ( hội chứng rượu bào thai), thiếu dinh dưỡng bào thai, sinh non…

– Gia đình từng có người mắc rối loạn ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, cũng có khi không xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mầm non và trẻ nhỏ.

III. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ biểu cảm

Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Ba mẹ có thể dựa theo đó để nhận biết sớm.

rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

– Trẻ gặp khó khăn trong việc nhớ tên của đồ vật, con vật xung quanh. Do đó, bé thường xuyên dùng từ cái đó, con đó… để thay thế.

– Đảo âm của từ vựng một cách vô thức, ví dụ viên bi nói thành biên vi…

– Rất hay quên từ và phải chế ra từ khác để thay vào.

– Nhiều lần nhầm lẫn các từ vựng có liên quan tới nhau, chẳng hạn nhầm thịt gà với thịt lợn, nhầm chăn với gối.

– Sắp xếp thứ tự từ trong câu không chính xác và nói nhiều câu tối nghĩa.

– Khó khăn trong việc nói, viết.

– Khó học kiến thức mới.

– Khó hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa vì không biểu đạt được lời nói, cảm xúc.

IV. Phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ

Khi quan sát thấy các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, nhiều bậc phụ huynh thường cảm thấy lo lắng.

Thậm chí, họ không biết trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao?

Dưới đây, Yoosun Baby sẽ gợi ý ba mẹ một số cách giúp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

1. Đưa trẻ đi thăm khám

Đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám sẽ giúp loại trừ các bệnh lý liên quan như khuyết tật, vấn đề não bộ.

2. Đưa trẻ tới trường dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ có âm ngữ trị liệu

Âm ngữ trị liệu là phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ khá phổ biến hiện nay.

Các chuyên gia sẽ áp dụng phương pháp theo mức độ rối loạn ngôn ngữ riêng của từng trẻ.

rối loạn ngôn ngữ là gì

Dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ bằng cách đọc sách và kể chuyện cho bé

Chuyên gia có thể nói chuyện với con cùng với:

– Sử dụng thêm các giáo cụ như đồ chơi, tranh ảnh, sách để tương tác cùng trẻ.

– Cho trẻ tham gia vào các hoạt động phù hợp, chẳng hạn như dự án làm đồ thủ công.

– Thực hành hỏi và trả lời câu hỏi.

3. Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ tại nhà

Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng rối loạn ngôn ngữ, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp như:

– Luôn luôn kiên nhẫn với trẻ, đặc biệt là khi chờ đợi trẻ đưa ra câu trả lời.

– Nói một cách chậm rãi, rõ ràng để trẻ hiểu được các vấn đề.

– Thường xuyên đọc sách, kể chuyện để dạy từ vựng cho trẻ.

– Giúp trẻ có được tinh thần thoải mái khi giao tiếp.

– Phản hồi liên tục khi trẻ nói.

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở bất kỳ đâu, chẳng hạn khi đi trên đường thấy biển báo hiệu, cột đèn giao thông…

Tìm hiểu thêm về: Rối loạn giao tiếp ở trẻ

V. Cách để tránh bé bị rối loạn ngôn ngữ

Để phòng tránh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ, ba mẹ có thể thực hiện như sau:

– Trong giai đoạn mang thai người mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, không uống rượu bia, hút thuốc lá… Ba cũng không nên hút thuốc vì khói thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

– Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ học được nhiều nhất thông qua nghe và nhìn. Do đó, cha mẹ cần sử dụng từ ngữ một cách chuẩn mực để bé học theo.

– Đọc sách sẽ thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ thực hành ngôn ngữ nhanh hơn. Do đó, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để đọc sách, truyện cho trẻ.

– Các bài hát thiếu nhi có giai điệu vui nhộn cũng dạy cho trẻ khá nhiều từ vựng. Do đó, ba mẹ cũng có thể hát hoặc mờ những bài nhạc này cho trẻ nghe.

– Trong trường hợp trẻ nói lắp, cha mẹ cần tiếp xúc gần hơn với trẻ thông qua ánh mắt và nói từ từ. Việc này giúp trẻ học được cách giao tiếp tốt hơn.

– Luôn nở nụ cười với trẻ để trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái giao tiếp.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong vấn đề rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều: Những thông tin quan trọng bạn nên biết

    Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng không biết con có sự thay đổi nào hay khó chịu gì không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan tới

    Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cần lưu ý những gì?

    Sữa chua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích trên bạn cần phải biết bổ sung đúng cách. Vậy trẻ mấy tháng ăn

    Trẻ chậm nói và những điều ba mẹ cần phải biết!

    Khi trẻ con chậm biết nói, ba mẹ thường cảm thấy rất lo lắng. Nhiều người còn không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay do bệnh lý và cũng không biết con chậm nói phải làm sao? Do đó, bài viết này sẽ giúp

    Trẻ chậm biết đi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    Trẻ chậm biết đi thường khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy trẻ chậm biết đi khi nào cần can thiệp và can thiệp như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể ba mẹ nhé. I.