Hăm nách là vấn đề thường gặp ở trẻ em từ 1-3 tuổi, tình trạng này thường làm bé thấy khó chịu, giấc ngủ không yên, hay quấy khóc. Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm nách như vi khuẩn, nấm, cách chăm sóc chưa hợp lý. Cùng tìm hiểu về căn bệnh lý này và những cách trị hăm vùng nách hiệu quả tại nhà cho bé.
Nội dung chính
I. Hăm nách là gì?
Thời tiết nóng ẩm kết hợp với việc vận động nhiều là nguyên nhân khiến cho vùng nách của trẻ hay bị đổ mồ hôi.
Hăm nách ở trẻ là tình trạng thường gặp
Nếu vệ sinh không kỹ thì phần mồ hôi, dầu tiết ra sẽ giữ các bụi bẩn, trở thành môi trường sống cho vi khuẩn và nấm.
Cùng với sự cọ xát với quần áo, tình trạng nách bị hăm đỏ xuất hiện khiến làn da dưới nách đóng vảy ngứa rát và có mùi hôi khó chịu.
II. Triệu chứng của bệnh hăm nách
Ban đầu, các vùng da bị hăm có màu hồng nhạt và 1 lớp vảy mỏng. Chúng gây ngứa nhưng không có cảm giác đau nhức, tuy nhiên nếu gãi nhiều bạn sẽ cảm thấy bị rát, rất khó chịu.
Trẻ sợ tắm rửa, thường xuyên quấy khóc khi mẹ vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo.
Vùng da bị hăm ở trẻ sơ sinh thường nóng và tối màu hơn các vùng da khác.
Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, có thể vi trùng và nấm tấn công nhiều làm sưng tấy tổn thương, xuất hiện mụn nước trên da do nhiễm trùng.
Bệnh tiến triển nhanh, khi bị bội nhiễm và nếu không kịp thời điều trị da có thể bị sưng tấy, có mủ, thậm chí lở loét khiến bé cực kì đau rát.
Khi hăm nách nặng bé còn bị chán ăn, khó ngủ do vùng da bị ứng mẩn,… chỉ cần chạm nhẹ là cũng thấy đau rát, quấy khóc.
III. Nguyên nhân gây tình trạng hăm vùng nách ở trẻ
Có rất nhiều lý do khiến vùng nách của trẻ gặp phải tình trạng hăm ngứa, tuy nhiên, những nguyên nhân chính nhất của vấn đề này sẽ bao gồm:
1. Do vùng da nách không được chăm sóc đúng cách
Trẻ nhỏ thường có cơ địa yếu, hệ miễn dịch kém, làn da lại dễ bị kích ứng, nếu mẹ không chăm sóc đúng cách sẽ khiến bé dễ bị hăm da, hăm nách.
Ngoài ra, việc mẹ lạm dụng phấn rôm quá nhiều ở vùng nách cũng dễ làm bít lỗ chân lông và sản sinh vi khuẩn trên da bé.
Lạm dụng phấn rôm nhiều có thể khiến da trẻ bí bách và gây hăm nách
2. Do thời tiết nóng ẩm
Thời tiết oi nóng vào mùa hè làm cơ thể bé tiết nhiều mồ hôi, đồng thời khiến cho vùng da nách thường xuyên bị ẩm ướt.
Nếu mẹ không lau rửa sạch sẽ hoặc thường xuyên hoặc lau rửa quá mạnh cũng khiến da trẻ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xuất hiện và phát triển mạnh gây hăm nách.
Điều này khiến da bị ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu.
Nếu tình trạng nặng hơn, da sẽ bị sưng mủ và chảy dịch vàng gây đau đớn.
Khi lỗ chân lông bị bít chặt quá mức, vi khuẩn sẽ ngày càng phát triển và khiến bé bị hăm nách.
3. Mẹ sử dụng xà phòng giặt đồ không phù hợp
Da của trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu và đặc biệt nhạy cảm với những tác động từ hóa chất tẩy rửa, vi khuẩn.
4. Da của bé bị dị ứng với giấy ướt
Một số mẹ thường dùng giấy ướt lau vùng nách cho con, điều này cũng dễ gây ra tình trạng hăm ở cổ, nách, bởi lẽ, giấy ướt thường có chứa các thành phần hóa học, chất tạo mùi, chất bảo quản, lưu hương.
Vì thế nếu mẹ giặt đồ bằng nước giặt chứa các chất tẩy rửa mạnh và chất tạo mùi, những chất này sẽ tiếp xúc với làn da của trẻ gây nên tình trạng kích ứng.
5. Do cọ xát với quần áo
Trên thực tế, lớp da ngoài cùng của bé rất mỏng và nhạy cảm, chỉ bằng 1/5 da so với da người lớn.
Vì thế, da trẻ rất dễ bị tổn thương hoặc kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài như: mặc quần áo cho con quá chật, chất liệu thô cứng và không thấm hút mồ hôi.
Đặc biệt là vùng da nách thường xuyên cọ sát với quần áo có thể bị viêm đỏ, nóng ran và chuyển thành hăm nách gây khó chịu cho trẻ.
IV. Các phương pháp trị hăm nách cho các bé
Để giúp trẻ có thể loại bỏ hiệu quả các vấn đề liên quan tới tình trạng hăm, nhức vùng nách, mẹ hoàn toàn có thể thực hiện theo các phương pháp chúng tôi giới thiệu ngay sau đây:
1. Chữa nách hăm đỏ bằng lá chè
Lá chè xanh chứa nhiều loại tinh chất diệt khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng tái cấu trúc da và điều trị hiệu quả các bệnh về da liễu như hăm nách.
Đặc biệt là tinh chất tanin sẽ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da nách bị tổn thương do hăm.
Có rất nhiều cách trị nách bị hăm ngứa bằng lá chè xanh như: Giã lá trà xanh tươi lên vùng hăm, tắm nước lá trà xanh, trị hăm bằng trà xanh túi lọc, trị hăm bằng cách tắm nước hãm trà xanh khô.
Mẹ có thể sử dụng lá chè xanh trị hăm nách từ 3 đến 4 lần /ngày đến khi bé khỏi bệnh.
2. Cách trị hăm đỏ vùng nách cho bé bằng cây mã đề
Trị hăm nách bằng lá mã đề cũng là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau, mã đề giúp dịu nhanh chóng vùng da bị tổn thương, giảm đỏ và ngứa hiệu quả.
Cách chữa hăm nách ở trẻ em bằng cây mã đề
– Dùng 5-10 lá mã đề còn tươi đem rửa sạch, ngâm với muối loãng để diệt khuẩn
– Để ráo nước, sau đó cho lá mã đề và 5 – 10ml vào cối và giã nát, kèm theo một chút muối trắng và vắt lấy nước.
– Dùng khăn mềm khô thấm với nước mã đề vừa vắt hoặc bông thấm, sau đó bôi nhẹ nhàng lên vùng da hăm.
– Để khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể dùng lá cây mã đề khô đem nấu nước nóng tắm cho trẻ cũng rất tốt.
Một số lưu ý ba mẹ cần nhớ:
Bôi lá mã đề ra vùng da lành của bé để kiểm tra trước, nếu không có dấu hiệu dị ứng mới tiếp tục sử dụng cho vùng da hăm.
Khi thoa lên vùng da bé thì nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước vết thương, sau đó để khô tự nhiên để các hoạt chất có trong nước cốt lá mã đề làm dịu vùng da bị hăm.
Kiên trì thực hiện, mỗi ngày 2 lần, thực hiện cho tới khi bệnh khỏi thì thôi.
3. Trị hăm nách bằng lá trầu không
Chữa hăm nách bằng lá trầu không là phương pháp được dân gian lưu truyền từ lâu đời. Loại lá này rất gần gũi, dễ kiếm và đặc biệt là mang lại nhiều công dụng hữu ích.
Trong lá trầu không có chứa các polypheno, giúp ngăn được các loại mầm bệnh, đồng thời tiêu viêm và sát trùng.
Ngoài ra những tinh chất như protein, chất xơ, carbohydrate, nước và các khoáng chất có lợi còn giúp phục hồi lại độ ẩm và sự đàn hồi tự nhiên của làn da, phục hồi các vết thương hở, tăng khả năng tái tạo da mới.
Cách sử dụng lá trầu không trị nách bị hăm ngứa
– Chọn từ 3 – 4 lá trầu không, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng để diệt khuẩn.
– Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu không vào đun sôi khoảng 10 phút.
– Đợi nước nguội, mẹ lấy một khăn sạch thấm vào nước lá trầu không lau lên vùng da bị hăm của trẻ hoặc pha cùng nước ấm để tắm cho trẻ.
– Tắm lại với nước sạch, lau khô thông thoáng vùng nách và mặc quần áo cho trẻ.
V. Trị hăm nách tự nhiên sở hữu những hạn chế nào?
Những phương pháp trị hăm nách bằng nguyên liệu từ thiên nhiên chỉ có tác dụng với những vùng da bị hăm nhẹ, không có dấu hiệu bị trầy xước, mưng mủ, sưng đỏ, viêm nặng.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi để đảm bảo an toàn và không gây kích ứng.
Cần chọn những loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại.
Nếu không cẩn thận, việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Tác dụng của các phương pháp này thường chậm, nên mẹ cần kiên trì thực hiện, nếu mẹ muốn có hiệu quả nhanh chóng để giảm khó chịu cho con, tốt nhất, mẹ nên nên sử dụng thêm những sản phẩm chuyên trị hăm nách cho trẻ.
VI. Tìm hiểu dòng sản phẩm trị hăm nách hiệu quả hàng đầu cho bé
Một trong những sản phẩm có công dụng trị hăm nách được các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau về chất lượng đó chính là Yoosun baby.
Với sản phẩm này, mẹ chỉ cần một tuýp kem nhỏ nhưng có thể đem lại công dụng nhanh chóng chỉ trong vòng 2 ngày:
Bảo vệ làn da trẻ khỏi vi khuẩn, mồ hôi, các chất bẩn nhờ đặc tính kháng nước, khi mẹ bôi kem lên da trẻ thì kem sẽ tạo thành 1 lớp màng kháng nước bảo vệ cho da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại.
Làm dịu da khi bị ngứa, dị ứng, ửng đỏ với những thành phần của đặc trị hăm da như chiết xuất Bisabolol, cùng Kẽm oxid, D-panthenol.
Dưỡng chất an toàn lành tính, nhanh lành vết thương khi bé bị hăm.
Chăm sóc và bảo vệ da, làm mềm da với những dưỡng chất như chiết xuất rau má, vitamin E, dầu quả bơ và dầu hạnh nhân..
Trên đây là những cách chăm sóc trẻ bị hăm nách mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước áp dụng tại nhà.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.