Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ – Những điều ba mẹ cần lưu tâm!

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ là nhiệm vụ quan trọng của người lớn. Bởi vì, ngôn ngữ của trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa, xã hội. Nếu phát triển ngôn ngữ tốt, sẽ tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển tư duy và thế giới quan.

I. Tổng quan về phát triển ngôn ngữ cho trẻ

1. Phát triển ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là tổ hợp các phương tiện, ký hiệu dùng để giao tiếp và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển tư duy.

Ngôn ngữ không có tính di truyền mà do tiếp thu hoặc học tập từ môi trường bên ngoài. Do đó, mới có thuật ngữ phát triển ngôn ngữ.

2. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là gì?

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu, trình bày vấn đề một cách logic, có hình ảnh, có trình tự…

Nhất là khi trẻ bước vào giai đoạn 5 – 6 tuổi, nhận thức của trẻ thường lý tính. Do đó, ngôn ngữ của trẻ dựa trên sự thông hiểu lời nói.

3. Tại sao phải phát triển ngôn ngữ của trẻ?

Chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

– Cải thiện và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ nhỏ:

Khi chúng ta chú trọng tới quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ thì trẻ sẽ được rèn luyện phát âm, ngữ điệu và vốn từ vựng.

Thông qua đó, bé sẽ giao tiếp, biểu đạt suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc và chính xác.

– Góp phần quan trọng trong sự phát triển trí tuệ:

Giao tiếp cởi mở với thế giới bên ngoài giúp trẻ định hình tư duy trong tương lai.

Vào giai đoạn 2 – 3 tuổi, trẻ có xu hướng đặt rất nhiều các câu hỏi. Giai đoạn này, chuyển đổi tư duy sang ngôn ngữ phát triển rất nhanh.

– Góp phần hình thành chuẩn mực văn hóa và đạo đức:

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ giúp trẻ kích hoạt khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung, quan sát, tư duy phản biện…

Qua đó, cũng giúp hình thành các chuẩn mực trong giao tiếp xã hội và đạo đức ở trẻ.

4. Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Bé chậm phát triển ngôn ngữ là một rối loạn phát triển ngôn ngữ. Trong trường hợp này, khả năng ngôn ngữ của trẻ không đạt được các mốc theo độ tuổi và chậm hơn so với hầu hết trẻ cùng trang lứa.

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi hiểu người khác và thể hiện bản thân. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ còn có thể kết hợp với sự suy giảm khả năng nói, nghe, nhận thức.

II. Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

0 – 6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong khoảng thời gian này, đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn như sau:

1. Trẻ dưới 1 tuổi

Ở những ngày cuối thai kỳ, trẻ bắt đầu có những nhận thức sơ khai về ngôn ngữ bằng cách làm quen với giọng nói của bố mẹ, âm nhạc du dương, và một số tiếng động khác ở bên ngoài.

Mới sinh ra, trẻ nhận biết được các âm thanh đã làm quen từ khi còn trong bụng mẹ. Cho đến 1 tháng tuổi, trẻ có thể phát ra được những âm thanh rất nhỏ.

Từ tháng thứ 2 – tháng thứ 3: Trẻ biết lắng nghe âm thanh xung quanh và có phản xạ giật mình hoặc nhoẻn miệng cười khi nghe thấy tiếng cha mẹ, người thân. Trẻ cũng bắt đầu phát ra những tiếng ọ ọe.

Bước vào tháng thứ 4, trẻ biết tập trung vào cử động miệng của người lớn. Âm thanh ê a phát ra từ trẻ cũng rõ ràng hơn.

Trong tháng thứ 5, trẻ có thể tự phát ra âm thanh khi chơi 1 mình hoặc chơi với đồ vật.

Tháng thứ 6, trẻ sẽ chủ động nhìn về hướng phát ra âm thanh, phát ra âm tiết rõ hơn và nín khóc khi nghe thấy tiếng nói của người thân hoặc bố mẹ.

Tứ tháng thứ 7 – 1 tuổi, trẻ phát triển ngôn ngữ rõ rệt, cả ở phát âm và khả năng nghe. Trẻ bắt đầu bập bẹ, phản xạ và làm theo hành động như tạm biệt, thơm gió, vỗ tay, ôm ấp…

2. Giai đoạn 1 – 2 tuổi

Từ 12 tháng tuổi, trẻ sẽ có bước ngoặt rõ rệt trong việc phát triển ngôn ngữ. Trẻ bắt đầu nói được những từ đơn giản như bà, mẹ, ba,…

Trẻ đã có thể nghe hiểu và phản ứng rõ rệt với những câu nói quen thuộc của bố mẹ, người thân.

Từ 18 tháng tuổi – 24 tháng tuổi, trẻ có thể gọi tên một vài đồ vật quen thuộc. Và gần tới 2 tuổi, trẻ có thể xâu chuỗi từ vựng thành câu ngắn.

3. Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi

Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ rất bùng nổ, trẻ học cực nhanh và sử dụng ngôn ngữ đa dạng hơn.

phát triển ngôn ngữ của trẻ

Bùng nổ chính là từ khóa để mô tả sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ấu nhi (1 – 3 tuổi)

Trẻ thường bắt chước lời nói và hành động của người lớn. Ở khoảng thời gian này, người lớn cũng có thể hiểu được những điều trẻ đang nói.

4. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi

Lúc này, trẻ có thể tự hoàn thiện và khắc phục những lỗi cơ bản về phát âm, từ vựng. Đa phần trẻ đã thành thục với tiếng mẹ đẻ, chủ động trong các cuộc nói chuyện và diễn đạt được đủ ý.

Đọc thêm: Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ phải làm sao? Cách chữa cho bé!

III. Nên làm gì để phát triển ngôn ngữ của trẻ?

Dưới đây là một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mẹ không nên bỏ qua.

1. Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ

Trò chuyện liên tục là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khá đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ nâng cao vốn từ và khả năng giao tiếp.

Ngay cả khi trẻ chưa thể nói được, ba mẹ vẫn nên trò chuyện nhiều với trẻ.

phát triển ngôn ngữ

Trò chuyện thường xuyên là phương pháp đơn giản để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi

Đây là cách gián tiếp dạy cho trẻ hiểu về cách thức các đoạn hội thoại hoạt động. Đồng thời, trò chuyện cũng giúp trẻ tiếp xúc với từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp sớm.

2. Để trẻ tham gia các hoạt động khám phá

Quan sát và khám phá thế giới xung quanh, không chỉ giúp ích trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, mà còn phù hợp đối với trẻ nhỏ hơn.

Bởi vì trong quá trình tự do trải nghiệm mọi thứ (có sự đồng hành của ba mẹ hoặc thầy cô), bé có thể phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ, khả năng giao tiếp.

ví dụ về phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua trò chơi hóa thân thành các nhân vật

Một ví dụ về phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động khám phá đó là trò chơi hóa thân thành các nhân vật, giao lưu cùng bạn bè.

Trò chơi này sẽ kích thích sự tưởng tượng. Qua đó, phát triển ngôn ngữ của trẻ dễ dàng hơn.

3. Người lớn nên trở thành hình mẫu ngôn ngữ của trẻ

Dưới 6 tuổi, trẻ thường học hỏi ngôn ngữ bằng cách quan sát và bắt chước những người xung quanh. Do đó, người lớn nên trở thành hình mẫu ngôn ngữ của trẻ.

Để trở thành hình mẫu ngôn ngữ cho trẻ, ba mẹ nên:

biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

– Sử dụng các câu ngắn và nói thật chậm để bé có thể hiểu thông tin một cách rõ ràng, mạch lạc.

– Hãy nói chuyện ở vị trí ngang tầm mắt của trẻ để tăng giao tiếp bằng ánh mắt.

– Không làm gián đoạn câu chuyện của trẻ.

– Tập trung vào câu chuyện của trẻ.

– Khi nói chuyện với trẻ, người lớn nên thể hiện biểu cảm khuôn mặt hoặc cử chỉ.

– Người lớn có thể sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để giúp trẻ mở rộng vốn từ.

– Sử dụng nhãn dán cho đồ vật để dạy từ vựng cho trẻ.

Có thể thấy, việc trở thành hình mẫu ngôn ngữ cho trẻ không quá khó. Ba mẹ chỉ cần chú ý một chút là đã góp phần mang lại tác động tích cực cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi và cả trẻ nhỏ hơn.

4. Phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện, hát…

Một phương pháp đơn giản nữa giúp phát triển ngôn ngữ cho bé đó là đọc sách, đọc thơ, kể chuyện và hát cho trẻ nghe.

Phương pháp này sẽ giúp trẻ trau dồi từ vựng và phát huy khả năng đọc sau này.

Đọc sách sẽ phù hợp với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ hoặc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng. Bởi vì lúc này khả năng quan sát hình ảnh của trẻ cũng tốt hơn.

phát triển ngôn ngữ là gì

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 2 tuổi bằng những bài hát có giai điệu vui tươi

Hiện nay, đã có nhiều sách phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ba mẹ có thể dễ dàng chọn mua cho bé.

Còn đối với trẻ nhỏ hơn, ba mẹ hoàn toàn có thể đọc thơ và hát cho trẻ nghe. Trẻ sẽ rất thích các giai điệu của bài hát hoặc ngâm thơ.

Những bài thơ phát triển ngôn ngữ cho trẻ không cần quá cầu kỳ, đơn giản chỉ là những bài thơ ngắn mô tả thế giới động vật, công việc, hoặc ca dao tục ngữ… Những bài thờ này sẽ giúp bé phát triển thế giới quan rất tốt.

5. Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi

Quá trình phát triển ngôn ngữ rất dài. Bất kể lúc nào ba mẹ cũng có thể cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ. 

Vì thế, ở bất kỳ lĩnh vực nào, hãy dành thời gian để đồng hành cùng bé, để có được cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ phù hợp.

phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi

Kỹ năng phát triển ngôn ngữ có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi

Chẳng hạn như, khi đang đi trên đường, ba mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đèn giao thông, bằng cách chỉ cho trẻ về màu sắc, về quy tắc di chuyển khi có đèn giao thông…

IV. Những lưu ý trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Dưới đây là những điều người lớn cần lưu tâm khi đồng hành,  phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi và trẻ nhỏ hơn:

– Không từ chối và phản bác mạnh lỗi sai của trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp sau này. Thay vào đó, hãy chỉ dạy một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh để bé dần dần hiểu ra.

bé chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ cần có phương pháp giáo dục đặc biệt hơn

– Không dùng ngôn ngữ nhạy cảm, tục tĩu. Bởi vì, giai đoạn dưới 6 tuổi, trẻ thường học theo ngôn ngữ của người lớn 1 cách vô điều kiện, chưa phân biệt được đúng sai. Do đó, trẻ có thể dung nạp cả những ngôn từ không phù hợp.

– Đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cũng đừng quá thúc ép trẻ. Nếu chưa tìm được phương pháp phù hợp, cha mẹ nên tìm hiểu các lớp học phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở đó, các giáo viên có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn về phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Nếu ba mẹ cần tư vấn gì thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Trẻ chậm biết đi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    Trẻ chậm biết đi thường khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy trẻ chậm biết đi khi nào cần can thiệp và can thiệp như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể ba mẹ nhé. I.

    Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cần lưu ý những gì?

    Sữa chua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích trên bạn cần phải biết bổ sung đúng cách. Vậy trẻ mấy tháng ăn

    Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều: Những thông tin quan trọng bạn nên biết

    Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng không biết con có sự thay đổi nào hay khó chịu gì không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan tới

    Trẻ chậm nói và những điều ba mẹ cần phải biết!

    Khi trẻ con chậm biết nói, ba mẹ thường cảm thấy rất lo lắng. Nhiều người còn không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay do bệnh lý và cũng không biết con chậm nói phải làm sao? Do đó, bài viết này sẽ giúp