Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều: Những thông tin quan trọng bạn nên biết

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng không biết con có sự thay đổi nào hay khó chịu gì không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp chia sẻ các thông tin hữu ích liên quan tới vấn đề này để bạn hiểu rõ hơn.

I. Trẻ sơ sinh bị nấc có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt là hiện tượng xuất hiện những cơn co thắt bất ngờ từ cơ hoành. Chúng có thể bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần.

trẻ sơ sinh bị nấc

Trẻ sơ sinh nấc cụt là phản ứng bình thường

Bé sơ sinh bị nấc cụt khiến cho không ít bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Liệu hiện tượng này có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh nấc cụt là một trong những phản ứng bình thường.

Tuy nhiên, nếu như bé xuất hiện những cơn nấc dài và lâu mẹ nên tìm cách để giúp con giảm đi những cơn nấc này.

Bởi nếu nấc quá lâu thường khiến cho bé cảm thấy khó chịu và có thể bị buồn nôn cũng như gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình hô hấp.

II. Nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt

Bé sơ sinh hay bị nấc cụt có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

1. Bé bị trào ngược dạ dày

Em bé nấc cụt còn có thể do trào ngược dạ dày. Đây là nguyên nhân khá phổ biến bởi cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được phát triển hoàn thiện.

2. Do trẻ nuốt quá nhiều không khí khi bú

Trẻ nuốt phải nhiều không khí đặc biệt là khi bú bình.

trẻ sơ sinh hay bị nấc

Cho bé bú không đúng cách có thể bị nấc cụt

Nếu như trẻ bú bình không đúng cách sẽ khiến con nuốt phải một lượng khí đáng kể vào trong dạ dày.

Nếu như đạt ngưỡng chịu đựng của dạ dày chúng sẽ khiến cho cơ hoành bị co thắt và gây ra những tiếng nấc.

3. Bé bị bú quá no

Bé hay nấc cũng có thể do mẹ cho bú quá no. Điều này khiến cho dạ dày to và bị giãn nở.

Khi khoang bụng bị giãn nở đột ngột có khả năng làm co thắt cơ hoành. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

4. Nhiệt độ môi trường thay đổi khiến bé nấc

Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào trong phổi cũng có thể khiến cho trẻ bị nấc cụt nhiệt.

5. Bé bị dị ứng với protein sữa công thức

Một số trẻ sơ sinh ăn xong bị nấc có thể do dị ứng với protein sữa công thức.

Điều này sẽ gây nên hiện tượng viêm thực quản mà nấc cụt chính là biểu hiện của bệnh lý đó.

III. Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều lần trong ngày khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Nếu bạn muốn cơn nấc nhanh chóng chấm dứt và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn hãy thử tham khảo và áp dụng theo một số mẹo dưới đây:

1. Để cơn nấc tự hết

Đây là cách trị nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản. Nếu như trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức bị nấc bạn hãy cho trẻ được nghỉ ngơi.

cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Cho bé nằm nghỉ ngơi để cơn nấc tự hết

Như vậy, không chỉ giúp làm giảm cơn nấc hiệu quả còn còn giúp bé tránh hiện tượng sặc.

2. Cho bé uống nước thành ngụm nhỏ, liên tục

Thêm một mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đó là cho bé uống nước thành từng ngụm nhỏ và liên tục.

Lưu ý, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 2,5ml để tránh bị sặc.

3. Thay đổi tư thế bú cho trẻ

Nếu bạn đang lo lắng trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao hãy áp dụng thử ngay cách này.

Đặc biệt, sau mỗi lần cho bé ăn xong đều xảy ra hiện tượng nấc có thể do mẹ cho ăn chưa đúng cách.

Để khắc phục tình trạng trên bạn hãy thay đổi tư thế cho bú để hạn chế tối đa lượng không khí đi vào dạ dày của bé.

Ngoài những cách trên bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh như: Dùng lá trầu không dán lên trán, dùng tay kỳ nhẹ lên môi 60 cái… Phương pháp này khá đơn giản và đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

IV. Những việc mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nấc

Bên cạnh việc áp dụng các cách làm trẻ sơ sinh hết nấc cha mẹ không nên làm những việc sau:

Không kéo lưỡi của bé: Có rất nhiều người cho rằng kéo lưỡi là cách chữa nấc trẻ sơ sinh hiệu quả. Đây là quan điểm sai lầm, bởi điều này không cải thiện được tình trạng nấc mà còn khiến trẻ bị hoảng loạn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần.

trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Không nên vỗ lưng cho trẻ sơ sinh khi bị nấc.

Tránh sốc bé: Khi trẻ em bị nấc cụt nhiều lần trong ngày bạn tránh bế xốc bé. Hãy để con nằm nghỉ ngơi, tránh rung lắc như vậy tình trạng sẽ giảm dần.

Vỗ vào lưng bé: Những dây chằng trong khung xương của bé còn mềm nên khi có bất cứ tác động nào đều có thể gây hại. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ bạn không nên vỗ lưng cho bé.

Không cho bé uống nước đá lạnh: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa ổn định vì vậy mẹ không nên cho bé uống nước lạnh khi bị nấc.

V. Cách phòng trẻ sơ sinh bị nấc

Để hạn chế nguy cơ nấc ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo và thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

– Nên giữ nhiệt độ phòng ổn định không để trẻ bị lạnh. Khi thời tiết thay đổi bạn nên dùng khăn xô hoặc khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho con. Không nên mở quá nhiều cửa sổ để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh do gió thổi trực tiếp vào người.

bé sơ sinh bị nấc

– Để hạn chế trẻ sơ sinh bị nấc bạn nên chú ý không để trẻ quá đói mới cho bú. Đặc biệt không cho con bú quá no. Bởi đây là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc.

– Khi pha nước tắm bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, không để chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ phòng. Đối với mùa đông khi tắm nên dùng đèn sưởi giữ ấm cho bé.

– Nếu bé đã biết ngồi bạn nên cho con ngồi khi uống sữa. Như vậy, sẽ đảm bảo lượng thức ăn đi thẳng vào dạ dày hạn chế lượng khí đi vào.

– Không nên cho con bú bình khi đang ngủ cũng là cách giúp hạn chế tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh.

– Ngoài ra, bạn nên lưu ý nếu thấy con mình nấc nhiều lần trong ngày và luôn ợ hơi chua hoặc ra chất lỏng nên đưa đi thăm khám. Bởi đây có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều mà bạn nên nắm được. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của kem Yoosun Baby qua tổng đài (miễn cước phí) 1800.1125 để được tư vấn cụ thể hơn.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Cần lưu ý những gì?

    Sữa chua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích trên bạn cần phải biết bổ sung đúng cách. Vậy trẻ mấy tháng ăn

    Trẻ chậm nói và những điều ba mẹ cần phải biết!

    Khi trẻ con chậm biết nói, ba mẹ thường cảm thấy rất lo lắng. Nhiều người còn không biết trẻ chậm nói đơn thuần hay do bệnh lý và cũng không biết con chậm nói phải làm sao? Do đó, bài viết này sẽ giúp

    Trẻ chậm biết đi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

    Trẻ chậm biết đi thường khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng. Vậy trẻ chậm biết đi khi nào cần can thiệp và can thiệp như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể ba mẹ nhé. I.

    Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ – Những điều ba mẹ cần lưu tâm!

    Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ là nhiệm vụ quan trọng của người lớn. Bởi vì, ngôn ngữ của trẻ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa, xã hội. Nếu phát triển ngôn ngữ tốt, sẽ tạo nền tảng vững chắc để trẻ