Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể bắt gặp những đứa trẻ gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp. Liệu đây có phải là hội chứng rối loạn giao tiếp? Hãy cùng Yoosun Baby tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Nội dung chính
I. Rối loạn giao tiếp là gì?
Chứng rối loạn giao tiếp xã hội là việc trẻ gặp khó khăn khi sử dụng các phương thức thể hiện giao tiếp và ngôn ngữ xã hội.
Rối loạn giao tiếp khiến trẻ khó khăn trong cách thể hiện giao tiếp và ngôn ngữ xã hội
Một đứa trẻ rối loạn giao tiếp thường biểu hiện bằng những trở ngại khi phải biểu đạt ý kiến cá nhân, đối thoại với người khác, khó thay đổi ngôn ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh.
Bệnh rối loạn giao tiếp có thể được phát hiện và chẩn đoán khi trẻ lên 5 tuổi. Vì giai đoạn này, khả năng nói và khả năng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh.
II. Nguyên nhân rối loạn giao tiếp ở trẻ
Có nhiều trường hợp, chúng ta không thể xác định được nguyên nhân gây rối loạn giao tiếp ở trẻ.
Nhưng cũng có trẻ bị rối loạn giao tiếp là liên quan đến vấn đề bệnh lý hoặc phát triển, chẳng hạn như:
– Não có những bất thường trong phát triển.
– Thần kinh bị rối loạn hoạt động.
– Thai nhi tiếp xúc với độc tố.
– Sứt môi hoặc vòm miệng.
– Đột quỵ
– Chấn thương sọ não.
III. Biểu hiện trẻ bị rối loạn giao tiếp
Khi bị rối loạn giao tiếp, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc thể hiện cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.
Biểu hiện cụ thể của rối loạn giao tiếp đó là:
– Không sử dụng trôi chảy khả năng giao tiếp cho các mục đích xã hội, kể cả đơn giản như chào hỏi, biểu đạt nhu cầu, tâm sự, trò chuyện…
Trẻ khó khăn trong việc hiểu các câu nói cần tính tư duy
– Thường không thể thay đổi cách giao tiếp trong từng hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn, trẻ sẽ không thể phân biệt được sự khác nhau khi giao tiếp với cha mẹ và bạn bè cùng trang lứa, không biết rằng nói chuyện ngoài sân bóng sẽ dùng tông giọng lớn hơn nói chuyện trong lớp học…
– Khó nhận biết và tuân thủ các nguyên tắc trong đối thoại và nói chuyện.
– Khó hiểu được những thứ cần phải tư duy, lập luận, khó hiểu ý nghĩa của các câu mơ hồ, chứa cả nghĩa bóng và nghĩa đen.
Các triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn sớm. Vì thế, cha mẹ nên quan sát để nhận biết và đưa ra phương pháp phát triển phù hợp với trẻ.
IV. Cách xử lý rối loạn giao tiếp ở trẻ
Khi trẻ bị rối loạn giao tiếp, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó, giúp loại trừ các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý.
Hiện nay, liệu pháp ngôn ngữ nói, liệu pháp nhóm… thường được áp dụng để khắc phục chứng rối loạn giao tiếp ở trẻ.
Cha mẹ nên kiên nhẫn khi giao tiếp với trẻ
Để áp dụng đúng, cha mẹ nên cùng trẻ tới gặp các chuyên gia trong lĩnh vực này để được tư vấn và áp dụng phù hợp với mức độ cụ thể của bệnh.
Ngoài ra, khi ở nhà, cha mẹ cũng nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ sử dụng các công cụ giao tiếp để cải thiện vấn đề từ từ.
V. Phòng tránh rối loạn giao tiếp ở trẻ
Hiện chưa có phương pháp cụ thể để phòng ngừa rối loạn giao tiếp ở trẻ nhỏ.
Tốt nhất, cha mẹ nên cố gắng phòng tránh các bệnh lý liên quan đến não bộ cho trẻ. Đồng thời, mẹ hãy sinh hoạt, ăn uống lành mạnh trong thời gian mang thai.
Qua đây, chúng ta đã hiểu hơn về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.