Dị ứng gió ở trẻ có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Những tổn thương về da như nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp khi trẻ bị dị ứng gió mùa hoặc gió biển, gió quạt. Vậy nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiện tượng dị ứng này như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay thông tin dưới đây để có được giải đáp cho những băn khoăn trên.

I. Dị ứng gió là như thế nào? Nguyên nhân bị dị ứng gió

Dị ứng gió hay còn gọi là dị ứng thời tiết thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng.

dị ứng gió

Dị ứng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh

Dị ứng với gió thường xuất hiện và tiến triển vào một thời điểm cụ thể trong năm. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

Triệu chứng dị ứng có thể xảy ra đột ngột. Tuy nhiên, những tổn thương trên da có thể thuyên giảm và biến mất chỉ sau vài tiếng hoặc kéo dài đến vài ngày.

Dựa vào thời điểm khởi phát dị ứng và những tổn thương thực thể, dị ứng với gió có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

  • Khi thời tiết nóng nhiệt độ cao, trời nắng nóng sẽ khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi. Do đó, da luôn trong tình trạng ẩm ướt nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm.
  • Khi thời tiết lạnh vào mùa đông không khí thường khô hanh, nhiệt độ thấp nên làn da thiếu độ ẩm trở nên thô ráp. Đây cũng có thể là yếu tố kích thích và thúc đẩy hiện tượng dị ứng gió lạnh xuất hiện.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh dị ứng ở trẻ nêu trên còn có thể do một số yếu tố khác như:

  • Di truyền.
  • Hệ miễn dịch suy giảm.
  • Tuổi tác.
  • Lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
  • Những người đang mắc phải một số bệnh lý có liên quan tới viêm mũi dị ứng, hen suyễn hoặc viêm da cơ địa cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với gió.

II. Dị ứng gió lạnh ở trẻ có dấu hiệu gì?

Triệu chứng khi trẻ bị dị ứng với gió lạnh thường đa dạng, ở mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

– Vùng da khi bị dị ứng với gió sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

dị ứng gió lạnh

Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da

Đặc biệt là khi trẻ tiếp xúc với thời tiết nóng hoặc lạnh một cách đột ngột. Hiện tượng phát ban, nổi mề đay thường xuất hiện tại những vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ mặt,…

– Da tấy đỏ hoặc sưng rộp lên khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị sung huyết và phù lên.

– Vùng da xung quanh chuyển sang màu đỏ và có cảm giác châm chích.

– Nổi mề đay toàn thân, đây là triệu chứng khá nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Nếu như mề đay xuất hiện cùng với tình trạng khó thở, lơ mơ, tụt huyết áp nhanh và đột ngột thì đây là hiện tượng sốc phản vệ.

Đối với trường hợp này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bên cạnh những dấu hiệu xuất hiện trên da, khi bị dị ứng với gió còn có thể khiến cho trẻ bị hắt xì, ho khan, đau đầu, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi…

III. Những loại gió thường dễ gây dị ứng

Có nhiều loại gió có thể khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng như:

1. Dị ứng gió mùa

Tình trạng này thường xảy ra vào mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột.

2. Dị ứng gió biển

Gió biển thường mang theo hơi nước cùng rất nhiều yếu tố khác khác như nước ô nhiễm, nước nhiễm mặn…

Điều này có thể khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng, mẩn ngứa.

3. Dị ứng gió quạt

Đây cũng là một trong những loại gió dễ gây ra hiện tượng dị ứng.

Bản thân gió quạt không gây dị ứng cho trẻ nhưng có thể là do các yếu tố ngoài môi trường như: Không khí, độ ẩm, nhiệt độ…

IV. Cách chữa dị ứng gió đơn giản hiệu quả

Hầu hết các bé khi bị dị ứng với gió lạnh không quá nghiêm trọng. Mức độ tổn thương thường xảy ra trên da và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

bị dị ứng gió 

Tắm mát hoặc chườm lạnh

Tuy nhiên, khi trẻ có những dấu hiệu dị ứng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm hiểu để lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.

1. Tắm nước mát cho bé

Với những trường hợp trẻ bị dị ứng với gió lạnh ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng biện pháp tắm mát hoặc chườm đá lạnh.

Cách trị dị ứng gió này sẽ làm co mạch máu và giảm cơn ngứa, giảm viêm.

Nếu áp dụng chườm đá, bạn chỉ cần chuẩn bị 2-3 viên đá nhỏ, sau đó bỏ vào túi vải.

Áp trực tiếp lên vùng da đang bị dị ứng trong khoảng 5 phút. Với cách này bạn có thể thực hiện ngày 2-3 lần.

Nếu như trẻ phát ban khắp người và nốt mẩn đỏ lan rộng tại nhiều vị trí trên cơ thể bạn hãy cho trẻ tắm bằng nước mát.

Phương pháp này cũng sẽ giúp cải thiện một số triệu chứng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Thoa kem Yoosun Baby

Làn da của trẻ nhỏ thường bị thô ráp khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.

Làn da thô ráp thiếu chất dưỡng ẩm cũng là yếu tố khiến cho những trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng.

dị ứng gió mùa

Thoa kem Yoosun Baby để dưỡng ẩm cho làn da bé

Để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa dị ứng gió xảy ra bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé.

Với thành phần chính là D-Panthenol và kẽm oxit hàm lượng cao kết hợp cùng với các tinh dầu thiên nhiên, kem Yoosun Baby đang là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng.

Bảng thành phần của kem Yoosun an toàn, lành tính. Đặc biệt không chứa paraben, không chứa corticoid và không gây dị ứng, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé yêu của mình.

Chỉ cần thoa kem 2-3 lần/ngày cho bé sẽ giúp làm dịu những nốt mẩn đỏ, giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu do dị ứng gió gây nên.

Bên cạnh đó, các tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên còn mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm, giúp da mềm mịn, bảo vệ da khỏi những tác nhân từ bên ngoài môi trường.

3. Cách điều trị dị ứng gió bằng thuốc

Nếu như trẻ bị dị ứng với gió xuất hiện những triệu chứng nặng như: Phát ban khắp người, ngứa ngáy kéo dài, dữ dội… hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám.

Sau khi chẩn đoán được mức độ, tình trạng nặng nhẹ bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

Nhóm thuốc kháng histamin như loratadin, cetirizine kết hợp cùng với nhóm thuốc kháng H2. đây là cách trị bệnh dị ứng gió để làm giảm nhanh những triệu chứng.

Nhóm thuốc có Corticoid có tác dụng phòng ngừa những phản ứng viêm nhiễm xảy ra. 

Trường hợp bị nổi mề đay hay dị ứng nặng bác sĩ có thể kê nhóm oxepin. Loại thuốc này có tác dụng chống lo lắng, trầm cảm.

Thuốc Prednisolon được chỉ định điều trị mề đay, chữa phù mạch, tăng bạch cầu ái toan.

– Lưu ý khi dùng thuốc

+ Bạn nên cho trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị và loại thuốc sử dụng.

+ Uống thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

+ Không được tự ý mua thuốc về bôi, uống khi chưa thăm khám.

Khi trẻ bị dị ứng gió bạn không nên chủ quan nên tìm cách xử lý phù hợp để giảm triệu chứng khó chịu.

Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được tư vấn vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800.1125 để được tư vấn cụ thể hơn.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol