Trẻ bị ngứa quanh miệng là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân và các điều trị an toàn. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.
Nội dung chính
I. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa xung quanh miệng
Trẻ bị nổi mẩn quanh miệng do rất nhiều yếu tố gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này.
1. Nước bọt thừa
Đối với trẻ nhỏ thường tiết nhiều nước bọt tại khu vực miệng. Làn da của trẻ mỏng manh, nhạy cảm nên khi môi trường ẩm ướt liên tục sẽ khiến cho làn da của trẻ bị kích ứng. Từ đó làm xuất hiện những nốt mẩn ngứa.
Cũng có một số trường hợp, trẻ bị nổi mẩn ngứa vùng miệng là do tiết nhiều nước bọt khiến làn da bị bội nhiễm.
Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp sẽ dẫn đến bệnh chốc lở khiến trẻ cảm thấy đau đớn khó chịu.
2. Do bệnh nấm miệng
Trẻ xung quanh miệng bị đỏ và ngứa cũng có thể là do bệnh nấm miệng gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và trong độ tuổi mới biết đi.
Nấm miệng là nguyên nhân khiến trẻ ngứa quanh miệng
Khi trẻ bị nấm miệng thường có một số dấu hiệu như:
– Xuất hiện những mẩn đỏ li ti kèm tình trạng nứt nẻ tại vùng miệng.
– Bên trong môi, lưới, má của trẻ sẽ có những mảng dày màu trắng.
– Khi cố làm sạch lớp này sẽ thấy mô đỏ và dễ bị chảy máu.
Bệnh nấm miệng thường biến mất sau khoảng 1 -2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ bỏ ăn, quấy khóc nên đưa con đi thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.
3. Dị ứng
Trẻ bị nổi mụn ngứa quanh miệng cũng có thể do tình trạng dị ứng gây nên. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phổ biến.
Một số tác nhân gây hiện tượng dị ứng ở trẻ như:
– Thực phẩm, đặc biệt là trứng, đậu phộng, động vật có vỏ.
– Thuốc kháng sinh, thuốc giảm giảm cũng có khả năng khiến trẻ bị dị ứng.
– Một số loại hoa hoặc cỏ dại, lông động vật.
– Hóa chất như kem dưỡng da, xà phòng, chất tẩy rửa…
4. Trẻ bị ngứa quanh miệng do chốc lở
Chốc lở là một dạng của nhiễm trùng da với các biểu hiện như: Xuất hiện vết loét, mẩn ngứa và phát đỏ xung quanh vùng miệng…Một thời gian sau, hiện tượng này sẽ đóng vảy thành lớp mề đay có màu vàng nhạt.
Ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu bệnh chốc lở
Chốc lở thường gặp ở đối tượng trẻ em. Bởi độ tuổi này chưa ý thức được việc vệ sinh cũng như bảo vệ làn da. Khi cảm thấy ngứa ngáy sẽ đưa tay lên gãi càng khiến cho tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Bệnh chân tay miệng
Quanh miệng nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh chân tay miệng. Đây là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm qua việc tiếp xúc.
Các vết loét sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn, sau 1 tuần chúng sẽ biến mất. Khi mắc bệnh trẻ thường có một số biểu hiện như: Đau họng, sốt cao, mệt mỏi, những vết loét xuất hiện ở chân, tay, miệng,…
6. Lở môi
Có nhiều trường hợp trẻ bị ngứa 2 bên mép miệng do lở môi. Bệnh này còn có tên gọi khác như mụn rộp ở môi hoặc mụn nước ở miệng.
Bệnh xuất hiện ở trẻ với các dấu hiệu như: các vết mụn rộp màu đỏ hoặc tím tại phần khóe miệng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể do tiếp xúc thân mật với người lớn hoặc dùng chung đồ với người mắc phải căn bệnh này.
7. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên. Khi trẻ mắc bệnh nếu cha mẹ không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là các nốt phát ban xung quanh miệng và các vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, một số trẻ còn có hiện tượng sốt cau, đau cơ, nôn mửa… Nếu bạn nghi ngờ con mắc thủy đậu nên nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
8. Bệnh Herpes
Bệnh này phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ với thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày. Miêng mạc miệng sẽ xuất hiện những bọng nước nhỏ xíu rồi vỡ tạo thành những vết loét.
Khi trẻ bị bệnh Herpes thường bị mẩn ngứa quanh miệng. Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể sốt cao.
II. Một số phương pháp điều trị ngứa quanh miệng
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân của bé mà bạn có những biện pháp xử lý khác nhau. Cách điều trị nhằm kiểm soát cơn ngứa, tránh tình trạng lây lan và khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
1. Điều trị bằng các phương pháp dân gian
Nếu như trẻ bị ngứa quanh vùng miệng ở mức độ nhẹ bạn có thể tham khảo và sử dụng các biện pháp dân gian.
1.1. Giảm ngứa quanh miệng bằng nha đam
Bôi nha đam sẽ giúp các cơn ngứa của trẻ giảm xuống và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 lá nha đam bỏ hết phần vỏ xanh lấy phần thịt trắng bên trong.
Dùng nha đam trị ngứa quanh vùng miệng cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau đó thoa gel nha đam lên và để trong 15 phút rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày bạn có thể thực hiện 2 lần để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cho bé.
1.2. Dùng lá trà xanh trị ngứa rát quanh miệng
Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt, khi trẻ bị ngứa quanh miệng bạn có thể sử dụng biện pháp này để khắc phục triệu chứng ngoài da.
Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh đun với nước. Sau đó dùng một chiếc khăn mềm nhúng nước trà lau nhẹ nhàng cho bé.
1.3. Dầu dừa
Nếu trẻ bị ngứa quanh miệng nhẹ bạn hãy thoa một lớp dầu dừa lên trong khoảng 15 để khô lại.
Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 lần khi bé vừa tắm xong và chuẩn bị đi ngủ để phát huy hết công dụng.
Lưu ý: Những biện pháp dân gian chỉ dùng trong những trường hợp nhẹ. Khi trẻ ngứa quanh miệng nặng hầu như không có tác dụng. Bởi phương pháp này chỉ làm giảm bớt phần nào triệu chứng ngứa, khó chịu mà không thể điều trị tận gốc rễ được.
2. Chữa ngứa quanh miệng với đông y
Đông y cho rằng trẻ bị mẩn ngứa quanh miệng là do nóng ngăn ở trong, ngoại cảm như nóng, ẩm gây bệnh… xâm nhập vào cơ da mà thành. Hiện có rất nhiều bài thuốc đông y chữa ngứa quanh vùng miệng như:
Bài 1: Sinh ý dĩ nhân 30g, bột mã thầy 30g. Mang tất cả nghiền thành bột mịn, nấu cháo ăn.
Bài 2: Đậu xanh 30g, bách hợp 30g mang nấu cháo ăn.
Lưu ý: Khi áp dụng điều trị theo thuốc đông y bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín, có tên tuổi để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
3. Cách chữa ngứa, mẩn vùng miệng bằng tây y
Đối với những trường hợp trẻ bị mẩn ngứa quanh miệng nặng không đáp ứng các phương pháp điều trị trên cần đến thuốc tây. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin hay steroid.
Khi trẻ bị mẩn ngứa nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định tiêm Epinephrine.
Trong quá trình điều trị mẩn ngứa vùng miệng bằng tây y bạn nên thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý thay đổi thuốc hoặc liều lượng. Nếu có bất cứ bất thường nào xảy ra cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý nhanh chóng.
III. Khi nào thì nên đi bác sĩ khi ngứa quanh miệng?
Nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp sau bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
– Thuốc histamin kê toa không làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
– Tình trạng mẩn đỏ hoặc những cơn ngứa có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
– Trẻ xuất hiện các dấu hiệu như bị côn trùng đốt hay dị ứng với một loại thực phẩm nào đó.
– Vết loét quanh miệng chảy mủ kèm theo hiện tượng sốt cao.
Bạn tuyệt đối không được chủ quan khiến cho bệnh nặng hơn. Đồng thời, không nên tự ý mua thuốc về cho con uống hoặc bôi, bởi điều này có thể khiến cho việc điều trị về sau trở nên khó khăn hơn.
IV. Cách phòng ngừa ngứa quanh vùng miệng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó để hạn chế tình trạng ngứa quanh miệng ở trẻ bạn nên thực hiện những điều dưới đây:
Vệ sinh vùng miệng sạch sẽ cho trẻ
– Nếu như trẻ trên 1 tuổi nên cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để hạn chế tình trạng khô da, bong tróc.
– Trẻ trong độ tuổi ăn dặm nên bổ sung thêm các loại hoa quả chứa nhiều vitamin D như quýt, cam… cho con ăn nhiều rau xanh để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
– Vệ sinh sạch sẽ vùng da quanh miệng cho bé đúng cách. Bạn có thể dùng nước muối để rửa cho bé ngày 2 lần.
– Đối với trẻ dưới 6 tháng nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng được bác sĩ chỉ định để làm sạch miệng.
– Nếu như bé thường xuyên bị mẩn ngứa quanh vùng miệng, bạn nên theo dõi ghi nhớ lại sự việc xảy ra trước đợt phát bệnh. Điều này rất quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng tránh.
– Khi trẻ có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó bạn nên tránh cho bé ăn. Đối với những thức ăn con chưa ăn bao giờ bạn cũng nên cho ăn với lượng nhỏ để cơ thể bé kịp làm quen.
– Tình trạng trẻ bị ngứa quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm có bệnh lý nguy hiểm. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra.
Hy vọng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị ngứa quanh miệng.
Nếu bạn có thêm câu hỏi nào cần được giải đáp ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.