Dị ứng nước phải làm sao? Cách điều trị bệnh dị ứng nước!

Dị ứng nước là tình trạng da nổi mẩn ngứa, nổi mề đay do tiếp xúc với nước giếng hay nước hồ bơi, nước biển, nước máy… Nếu bạn cũng đang gặp phải hiện tượng này nhưng chưa nắm được nguyên nhân, cách điều trị thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

 I. Dị ứng nước là như thế nào?

Dị ứng với nước là hiện tượng cơ địa không tương thích với nguồn nước mà cơ thể sử dụng. Đây là một trong những dạng dị ứng hiếm gặp.

dị ứng nước

Dị ứng nước là bệnh khá hiếm gặp

Tuy chưa xác định được nguyên nhân dị ứng với nước nhưng đã có 2 giả thiết được đặt ra cho căn bệnh này đó là:

1. Do chất hòa tan trong nước

Giả thiết này giải thích rằng cơ chế của dị ứng với nước cũng tương tự như những trường hợp dị ứng thông thường.

Nếu các chất có trong nước thẩm thấu vào trong da có thể kích hoạt đáp ứng hệ thống miễn dịch.

Vì vậy, hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay khi tiếp xúc với nước thực chất là do một chất gây dị ứng nào đó đã được hòa tan trong nước.

2. Nước tương tác cùng một chất trên làn da

Đối với nguyên nhân này sẽ giải thích hiện tượng dị ứng với nước là do da của người bệnh có chứa một chất đặc biệt nào đó.

Vì vậy, khi nước tương tác với chúng sẽ gây ra những phản ứng và làm cho da nổi mề đay.

II. Nhận biết triệu chứng dị ứng với nước

Những triệu chứng của dị ứng với nước sẽ hiện lên trên bề mặt da. Người bệnh có thể nhận biết qua thị giác và xúc giác.

dị ứng với nước

Da mẩn đỏ, phát ban… là dấu hiệu dị ứng với nước

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của dị ứng với nước:

– Da nổi mẩn đỏ, phát ban ở cánh tay, cổ, ngực hoặc nhiều vị trí khác.

– Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát thậm chí là đau đớn, vô cùng khó chịu.

– Bề mặt da bị tổn thương.

– Làn da xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.

– Nếu dị ứng với nước khi uống người bệnh thường gặp các triệu chứng như phát ban quanh miệng, khó nuốt, khó thở, thở khò khè.

– Một số trường hợp còn bị mệt mỏi, choáng váng, đau đầu. Đây là những biểu hiện cho thấy người bệnh đang ở mức độ nặng cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bạn có biết về: Dị ứng sữa tắm

III. Những loại nước dễ bị dị ứng

Dị ứng với nước là căn bệnh khá hiếm gặp, mỗi người thường bị dị ứng bởi một loại nước khác nhau. Hiện nay, có nhiều dạng dị ứng nước có thể kể đến như:

1. Bệnh dị ứng nước lạnh

Dị ứng với nước lạnh là tình trạng da xuất hiện những nốt mẩn đỏ kèm ngứa ngáy.

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa nhạy cảm, làn da dễ bị kích ứng với một số thành phần có trong nước.

2. Dị ứng với nước hồ bơi

Nhiều người thường bị dị ứng nước hồ bơi, bởi loại nước này thường chứa nhiều vi trùng, sinh vật và một số loại chất hóa học để khử trùng nước.

Nếu như người bệnh có làn da nhạy cảm khi tắm xong rất dễ bị dị ứng.

3. Dị ứng với nước máy

Nước máy thường được xử lý cẩn thận nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh cho người sử dụng.

Những người bị dị ứng nước máy nổi mụn phần lớn là do cơ thể phản ứng với chất clo có trong nước.

4. Dị ứng với nước mưa

Một số người khi tiếp xúc với nước mưa có hiện tượng mẩn ngứa nổi mề đay.

Nước mưa cũng có thành phần tương tự như nước cất nhưng ngày nay do tình trạng ô nhiễm tăng cao nên nước có nhiều chất độc.

5. Dị ứng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như vệ sinh vết thương hở. Do đó, rất ít người bị dị ứng với loại nước này. 

Tuy nhiên, cũng có ít trường hợp bị dị ứng bởi lạm dụng quá nhiều. Hoặc tình trạng dị ứng xảy ra do dùng sản phẩm kém chất lượng hoặc dùng để tiêm truyền không đúng chỉ định.

6. Dị ứng nước giếng

Thường gặp ở các giếng nước tự khoan do lòng giếng còn tồn đọng nhiều thủy ngân, kim loại.

Đặc biệt, nếu như giếng nằm gần nhà máy sản xuất hóa chất, xí nghiệp, người tiếp xúc dễ bị dị ứng nước giếng khoan.

7. Dị ứng nước rửa tay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước rửa tay khác nhau để mọi người lựa chọn.

dị ứng nước hồ bơi

Một số thành phần trong nước rửa tay có thể gây dị ứng

Một số người có cơ địa dễ dị ứng với những chất tẩy rửa hoặc thành phần khác có trong sản phẩm gây nên tình trạng dị ứng.

8. Dị ứng với nước biển

Bệnh dị ứng nước muối biển cũng là một trong những dạng dị ứng nước thường gặp.

Bởi nước biển có chứa hàm lượng muối cao cùng với nhiều tạp chất khác.

Khi người có cơ địa nhạy cảm hoặc làn da không tương thích với tạp chất có trong nước biển sẽ gặp phải các dấu hiệu dị ứng.

9. Dị ứng nước giặt quần áo

Nhiều người sau khi giặt quần áo thường gặp phải tình trạng da thô ráp, bong tróc, ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do các thành phần có trong nước giặt hoặc mùi hương sản phẩm…

IV. Bị dị ứng nước nên làm gì?

Dị ứng nước rửa tay hay nước giếng, nước biển… không phải là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Tuy nhiên, chúng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày.

Những triệu chứng xuất hiện có thể gây ngứa ngáy, đau rát. Khi chăm sóc và điều trị không đúng cách, thường xuyên cọ gãi còn khiến da bị trầy xước, viêm loét, bội nhiễm.

Để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần đi thăm khám để bác sĩ xác định mức độ dị ứng, dị ứng trong trường hợp nào.

Nếu chỉ bị dị ứng tạm thời, việc chữa trị có thể chỉ diễn ra trong vòng vài ngày là khỏi.

Ngược lại, nếu người bệnh bị dị ứng mạn tính với nước thì việc điều trị cần có thời gian.

Nếu bạn đang lo lắng bị dị ứng nước phải làm sao hãy thử áp dụng ngay một số cách dưới đây:

1. Dị ứng nước uống thuốc gì?

Đây là căn bệnh hiếm gặp, do đó ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên da bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu.

Sau khi thăm khám và đưa ra chẩn đoán mới biết được cần phải dùng những loại thuốc uống nào.

dị ứng nước lạnh

Dùng một số loại thuốc kháng Histamin để giảm nhanh triệu chứng

Khi những dấu hiệu dị ứng với nước bắt đầu khởi phát sẽ làm cho lượng histamin trong cơ thể tăng cao.

Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu trên da.

Để giảm tình trạng trên bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc kháng histamin H1 như: Hydroxyzine, Dexchlorpheniramine…

Tuy nhiên, khi người bệnh uống một số loại thuốc trên có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mất tập trung, buồn ngủ…

Chính vì vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

2. Dị ứng nước bôi thuốc gì?

Ngoài cách chữa dị ứng nước sạch, nước mưa, nước muối… nêu trên bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc bôi ngoài da.

Sử dụng kem thường được chỉ định dùng trước khi tắm để ngăn ngừa nước thấm vào da, từ đó sẽ giảm nguy cơ bị dị ứng.

Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, giảm sưng đau.

Đồng thời còn hỗ trợ kích thích da mau lành do dị ứng với nước gây nên.

Để đạt hiệu quả cao người bệnh nên dùng kết hợp giữa thuốc uống và kem bôi ngoài da.

Khi áp dụng cách điều trị này người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc khi chưa thăm khám.

Ngoài ra, cũng không nên lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải những tác dụng phụ, ngộ độc thuốc hay khiến cho các chức năng gan thận bị ảnh hưởng.

3. Dùng kem Yoosun Baby

Đối với những trường hợp bị dị ứng với nước ở mức độ nhẹ có thể khắc phục tại nhà bằng Yoosun Baby. Đây cũng là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi con bị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Kem Yoosun Baby sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp mẹ yên tâm khi sử dụng cho con như:

dị ứng nước máy nổi mụn

Thoa kem Yoosun Baby giúp làm giảm ngứa ngáy, dịu da

Thành phần đa dạng gồm cố D-panthenol, kẽm oxit, chiết xuất củ gừng, vitamin E, dầu hạnh nhân, dầu quả bơ, allantoin, Chlorhexidine digluconate… Đây đều là những nguyên liệu an toàn với làn da nhạy cảm của bé.

Yoosun Baby còn sở hữu 4 tác động: Kháng khuẩn, kháng nước, kháng viêm và tái tạo làn da. Nhờ đó, bạn chỉ cần thoa kem đều đặn mỗi ngày sẽ làm dịu da khi bị mẩn ngứa khi bị dị ứng với nước.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn rất an toàn với làn da của bé vì không chứa corticoid, parabens, không gây dị ứng… Nên mẹ có thể yên tâm khi sử dụng cho bé yêu của mình.

Để kem Yoosun Baby phát huy hết công dụng bạn nên thoa sau khi con đã tắm rửa sạch sẽ. Nên bôi kem 2-3 lần/ngày, những mụn nhỏ li ti, nốt mẩn đỏ sẽ từ từ thu hẹp trả lại làn da mịn màng cho bé.

Sản phẩm đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép và được bày bán tại nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. 

Ngoài những cách chữa dị ứng với nước nên trên, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Nên kiêng các loại thực phẩm có thành phần dễ gây kích ứng.
  • Kiêng sử dụng mỹ phẩm, hóa chất có thành phần đã từng gây dị ứng.
  • Khi đang bị dị ứng người bệnh cũng nên kiêng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn, ga để triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Dị ứng nước mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.

Vì vậy, sau khi tiếp xúc với nước nếu bản thân có các dấu hiệu lạ nghi bị dị ứng bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp hay muốn hiểu rõ hơn về Yoosun Baby vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol