Dị ứng sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị!

Sầu riêng là loại quả được nhiều người yêu thích bởi vị béo ngậy, mùi đặc trưng. Mặc dù ngon và bổ dưỡng nhưng có không ít người bị dị ứng sầu riêng. Vậy tình trạng dị ứng này do nguyên nhân gì gây nên, biểu hiện và cách điều trị thế nào cho hiệu quả? Tất cả những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.

I. Sầu riêng là quả gì?

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Chúng nổi tiếng với biệt danh “vua của các loại trái cây”. Quả sầu có kích thước lớn với nhiều gai nhọn bao quanh phần vỏ.

dị ứng sầu riêng

Sầu riêng có vị ngọt béo ngậy

Phần thịt của quả có màu vàng nhạt hoặc đỏ tùy vào từng giống sầu riêng. Mùi vị của loại quả này sẽ phụ thuộc nhiều vào cảm nhận và phản ứng của từng người từ “khó chịu” cho đến “nghiện”.

Sầu riêng có hương vị khá nồng nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 243 gam sầu riêng sẽ cung cấp: Vitamin B6, Thiamine, Vitamin C, Mangan, Kali, Riboflavin,….

II. Nguyên nhân dị ứng với sầu riêng

Sầu riêng thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, có một số người bị dị ứng khi ăn sầu riêng. Hiện tượng này rất hiếm gặp nhưng các trường hợp bị dị ứng sầu riêng đã được báo cáo.

Dị ứng sầu riêng là khi cơ thể nhầm một thứ gì đó vô hại trong sầu riêng là có hại và gây nên những phản ứng quá mức để chống lại nó. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như sổ mũi, phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.

dị ứng với sầu riêng

Dị ứng với sầu riêng là hiện tượng hiếm gặp

Dị ứng với sầu riêng không phải là dạng phản ứng tức thời mà chúng sẽ tích tụ trong một thời gian. Có thể trong những lần ăn sầu trước đó cơ thể đã xảy ra một vài phản ứng nhẹ nên bạn chưa thể nhận ra.

Theo thời gian, khi cơ thể đã tiếp xúc nhiều lần với chất gây dị ứng do ăn quá nhiều sầu riêng sẽ trở thành mẫn cảm. Vì vậy, cơ thể sẽ phản ứng ngay cả khi tiếp xúc với một lượng nhỏ chất dị ứng có trong sầu riêng.

Khi ăn sầu riêng bị dị ứng có thể là do lượng lưu huỳnh có trong loại quả này. Thực tế cũng có rất ít người bị dị ứng với lưu huỳnh. Những thành phần khác của sầu riêng dường như không thể kích hoạt cơ chế phòng vệ cho cơ thể.

III. Dị ứng sầu riêng có biểu hiện như thế nào?

Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi khi nắm được dấu hiệu sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đối với mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình:

bị dị ứng sầu riêng

Da mẩn đỏ là triệu chứng dị ứng với sầu riêng

– Người bệnh cảm thấy khó chịu ở dạ dày.

– Sau khi ăn sầu riêng xong có thể bị đầy hơi, đau bụng tiêu chảy.

– Một số người khi bị dị ứng còn bị nôn mửa.

– Viêm da tiếp xúc cũng là dấu hiệu cho thấy bị dị ứng với sầu riêng.

– Môi và cổ họng bị sưng tấy.

– Viêm da tiếp xúc.

– Nhức đầu, chóng mặt.

– Nổi mề đay.

– Phát ban đỏ.

– Ngứa họng.

– Nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Trường hợp nghiêm trọng có thể bị sốc phản vệ. Lúc này bạn cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.

IV. Cách xử lý hiệu quả khi bị dị ứng với sầu riêng

Dị ứng sầu riêng gây nên rất nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sốc phản vệ. 

Điều trị dị ứng sầu riêng có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao cũng như tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn bạn nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn.

Đối với mỗi trường hợp sẽ có những cách xử lý khác nhau như:

1. Dùng thuốc chữa dị ứng với sầu riêng

Trong trường hợp bị dị ứng với sầu riêng có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, choáng váng… người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị.

trẻ dị ứng sầu riêng

Dùng thuốc chữa dị ứng sầu riêng theo chỉ định bác sĩ

Khi có được kết quả chẩn đoán bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng.

Để dùng đúng thuốc, đúng liều và thời gian bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm cần thiết.

Để kiểm soát các triệu chứng bác sĩ chuyên khoa có thể cho người bệnh sử dụng thuốc kháng histamin. 

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ dị ứng, yếu tố cơ địa, mức độ phản ứng của cơ thể với sầu riêng…Để chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2.

Không chỉ riêng thuốc kháng histamin mà một số loại thuốc khác khi sử dụng đều có khả năng gây nên những tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh không nên tùy tiện sử dụng hay tự ý thay đổi liều lượng. Cần thực hiện đúng theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

2. Dùng kem bôi trị dị ứng sầu riêng

Ngoài việc dùng thuốc uống bạn có thể sử dụng thêm kem bôi ngoài da. Trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi dị ứng khác nhau vì vậy bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn.

Đối với trẻ dị ứng sầu riêng bạn có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun Baby. Đây là sản phẩm đang được hàng triệu mẹ tin dùng để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây nên.

Với hàm lượng cao kẽm oxit và D-panthenol có trong kem Yoosun Baby sẽ giúp làm dịu da, giảm mẩn ngứa, sưng viêm, giảm ngứa ngáy khó chịu cho bé.

dị ứng khi ăn sầu riêng

Trẻ bị dị ứng sầu riêng nên bôi kem Yoosun Baby

Đặc biệt, sản phẩm không chứa Corticoid và không chứa paraben, không gây dị ứng nên an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Kem Yoosun Baby cũng có cách dùng tương tự như kem dưỡng da, trị mẩn ngứa khác. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần thoa kem rồi dùng khăn sạch để thấm khô da.

– Mẹ rửa sạch tay rồi lấy một lượng kem phù hợp lên đầu ngón tay.

– Thoa kem lên vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy và để cho khô tự nhiên.  

V. Lưu ý khi ăn tránh bị dị ứng sầu riêng bạn nên biết

Nếu như bạn ăn sầu riêng bị dị ứng tốt nhất không nên tiếp tục ăn. Thay vào đó là uống thật nhiều nước để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm được một số lưu ý dưới đây để tránh bị dị ứng sầu riêng khi ăn:

Để tránh dị ứng với sầu riêng, nếu như lần đầu bạn ăn chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Sau đó, theo dõi xem có thể có xảy ra bất cứ phản ứng nào bất thường hay không.

Bạn không nên ăn sầu riêng chung với các loại thực phẩm sau: Sữa bò, coca, rượu, cua, các loại hải sản, thịt dê, thịt bò, thịt chó…Bởi khi ăn chung cơ thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng.

Những người bị bệnh suy thân, tiểu đường, huyết áp hay phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn để tránh bị dị ứng.

Đối với trẻ nhỏ hay nóng trong người không nên ăn sầu riêng. 

Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý khi bị dị ứng sầu riêng. Hãy liên hệ ngay với tổng đài chăm sóc sức khỏe 18001125 nếu bạn cần tư vấn thêm về vấn đề này.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol