Dị ứng cua ghẹ không phải là tình trạng hiếm gặp. Dị ứng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí có thể gây sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng. Vì thế, đừng bỏ qua những dấu hiệu giúp bạn nhận biết dị ứng cua ghẹ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I. Dị ứng cua là gì?
Dị ứng vỏ tôm cua/ dị ứng cua đá, ghẹ, cua gạch, cua đồng… là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một chất có trong cua, ghẹ.
Dị ứng cua gạch là gì?
Phản ứng này thường gây ra các biểu hiện khó chịu ngoài da, hệ hô hấp, tiêu hóa… Và thường diễn ra rất nhanh, chỉ vài giờ sau khi chúng ta ăn hải sản.
II. Tại sao ăn tôm cua lại bị dị ứng?
Tại sao ăn cua ghẹ lại bị dị ứng? Dị ứng tôm cua đồng, cua biển hay dị ứng gạch cua xuất phát từ nguyên nhân các loại tôm cua có thể chứa protein lạ bên cạnh các loại protein bổ dưỡng.
Chính vì vậy, khi ăn tôm cua, cơ thể sẽ dung nạp những kháng nguyên thực sự.
Lúc này, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt và có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Về quá trình phản ứng của hệ miễn dịch, đầu tiên cơ thể sẽ tiết ra kháng thể chống lại chất gây dị ứng có trong tôm, cua, ghẹ.
Sau đó, nếu chúng ta tiếp tục ăn phải chất dị ứng, chất kháng thể sẽ cùng các tế bào tạo ra Histamin.
Histamin gây ra các triệu chứng khác nhau ở các bộ phận như đau bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa, mề đay, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở, khó nuốt…
Bạn có biết về: Dị ứng cá ngừ
III. Triệu chứng khi ăn cua bị dị ứng
1. Mức độ nhẹ
Dị ứng canh cua đồng, ghẹ ở mức độ nhẹ và trung bình sẽ có một số biểu hiện sau đây:
– Biểu hiện của hệ hô hấp khi dị ứng khi ăn cua đồng và ghẹ gồm thở khò khè, khản tiếng, tắc nghẹn cổ họng…
– Dấu hiệu dị ứng cua đồng và ghẹ trên da gồm: Da xanh xao, ngứa, phát ban,…
– Dấu hiệu dị ứng với cua đồng và ghẹ trên hệ tiêu hóa gồm: Khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy cấp…
– Ngoài ra, ăn ghẹ hoặc ăn cua đồng bị dị ứng còn có một số triệu chứng khác như sưng tay chân, sưng môi, lưỡi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu…
2. Mức độ nghiêm trọng
Triệu chứng dị ứng cua ghẹ ở mỗi người sẽ khác nhau, ví dụ phản ứng của trẻ bị dị ứng cua ghẹ có thể không giống với người lớn.
Phản ứng của bé bị dị ứng cua biển có thể không giống với người lớn
Có người thì bị dị ứng nhẹ, triệu chứng biến mất sau vài giờ. Nhưng cũng có người dị ứng rất nghiệm trọng, cần phải nhập viện để được cấp cứu kịp thời.
Một số biểu hiện của dị ứng cua ghẹ nặng có nguy cơ gây tử vong, cần chú ý đặc biệt là sốc phản vệ, cổ họng bị sưng gây khó thở, tim đập nhanh, tụt huyết áp nghiêm trọng, mất ý thức…
Đọc thêm: Dị ứng cá hồi phải làm sao?
IV. Cách chữa dị ứng cua ghẹ
Làm gì khi bị dị ứng cua là băn khoăn của nhiều người. Vì thế, chúng ta hãy cùng tham khảo 3 cách chữa dị ứng cua biển, cua đồng dưới đây nhé.
1. Uống nhiều nước và gây nôn
Việc đầu tiên cần làm khi bị dị ứng cua ghẹ nhẹ đó là gây nôn hết những gì đã ăn, đồng thời súc miệng, rửa mũi bằng nước muối, uống thật nhiều nước.
Việc này giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong cua ghẹ ra ra khỏi cơ thể.
2. Các loại thuốc chữa dị ứng
Dị ứng cua thì nên làm gì? Với trường hợp dị ứng cua ghẹ không thể tự xử lý tại nhà, bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
– Thuốc kháng Histamin để giảm các triệu chứng khó chịu trên niêm mạc, da. Tuy nhiên, loại thuốc này không có nhiều tác dụng với các phản ứng mạnh.
– Thuốc Epinephrine: Dùng khi khẩn cấp theo đường tiêm để ngăn sốc phản vệ, co thắt đường thở.
Cách trị dị ứng cua bằng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua về sử dụng, tránh những tác dụng ngược không mong muốn.
3. Bôi các loại kem ngăn phát ban
Ngoài các loại thuốc uống, người bị dị ứng cua ghẹ cũng có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm dị ứng, sưng ngứa như sulfat kẽm, kem bôi chứa menthol, thuốc chống ngứa…
Trẻ bị dị ứng cua nên làm gì
Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng thường bị dị ứng khá năng.
Vì thế, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết trẻ dị ứng cua ghẹ đi viện khi nào?
Theo dược sĩ của Yoosun Baby, đối với vấn đề dị ứng cua ghẹ của trẻ, bạn không nên tự xử lý tại nhà.
Thay vào đó, nên đưa bé đến gặp các bác sĩ có chuyên môn. Qua đó, bác sĩ có thể test dị ứng cho bé, đồng thời chỉ dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để xử lý vấn đề kịp thời, tránh những nguy hiểm cho bé.
V. Cách phòng ngừa dị ứng cua ghẹ
Sau khi được chẩn đoán dị ứng cua ghẹ, tốt nhất bạn không nên ăn những thực phẩm này được nữa. Ngoài ra, bạn nên chú ý:
– Với những người có thể dị ứng ngay cả khi hít phải mùi của cua ghẹ ở hàng quán hoặc ngoài chợ bán hải sản, hãy luôn mang theo thuốc chống dị ứng để đề phòng rủi ro. Khi đi ăn nhà hàng, bạn nên ngồi xa bếp để tránh hít phải hơi thức ăn tỏa ra.
– Một vài người dị ứng cả những thực phẩm có chứa thành phần làm từ cua ghẹ như súp, bánh canh,… Vì thế, những người này cần kiểm tra thật kỹ thành phần các món ăn trước khi sử dụng.
Qua đây, chúng ta đã biết cách xử lý và phòng ngừa dị ứng cua ghẹ. Nếu bạn còn băn khoăn gì liên quan đến chăm sóc da, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.