Điều trị bệnh chàm khô ở trẻ em như thế nào cho hiệu quả?

Chàm khô là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ khi không đáp ứng được độ ẩm cần thiết cho làn da. Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng khô rát, nứt nẻ khó chịu. Vậy nên điều trị chàm như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Để có câu trả lời nhanh chóng bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây.

I. Chàm khô là bệnh gì?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến bệnh chàm, nhưng không phải ai cũng biết bệnh chàm khô là gì? Chàm khô chính là một dạng của bệnh chàm, bệnh sẽ khởi phát khi lớp sừng keratin của da không được cấp đủ nước.

Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho cấu trúc của da mất đi sự cân bằng. Điều này sẽ làm phát sinh một số triệu chứng ở bên ngoài da như bong tróc, khô da, đôi khi còn có tình trạng rướm máu.

Chàm khô ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến vẫn nhất là bệnh chàm khô đầu ngón tay, bị chàm khô ở chân, bệnh chàm khô ở mặt…

Bệnh chàm có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, người lớn. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, bệnh dễ tái phát.

II. Các dấu hiệu bệnh chàm khô ở trẻ em

Thông thường chàm khô ở trẻ nhỏ không có các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chính điều này khiến cho cha mẹ khó phát hiện và dẫn đến việc chậm trễ trong việc điều trị.

Trên da trẻ xuất hiện những mảng đỏ

Bệnh chàm sẽ đi từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau như sau.

1. Chàm khô giai đoạn cấp tính

Dấu hiệu bệnh chàm khô trong giai đoạn cấp tính gồm có:

Da mặt, da chân, môi, da tay người bệnh sẽ xuất hiện những nốt hồng ban hơi ửng đỏ. Trẻ cũng sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh bị chàm khô sẽ có một số mụn nước nhỏ li ti với kích thước khoảng 1-2mm mọc san sát nhau tạo thành từng cụm. Khi chạm tay vào gãi có thể làm cho những mụn nước này bị vỡ gây tổn thương tạo thành mủ. Lúc này, nếu như trẻ không được xử lý sạch sẽ đúng cách da có thể bị bội nhiễm rất nguy hiểm.

2. Giai đoạn bán cấp

Biểu hiện của bệnh chàm khô giai đoạn bán cấp này là trên bề mặt da bắt đầu khô và đóng vảy lại. Nếu như mụn nước bị vỡ ra sẽ gây ngứa rát và cảm giác vô cùng khó chịu.

Sau 1-2 ngày vảy bắt đầu khô lại và bong ra tạo nên một lớp da non mỏng nhẵn bóng có màu hồng. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau vùng da này sẽ có xu hướng chuyển màu sẫm hơn so với làn da bình thường.

3. Giai đoạn khô da

Đây được xem là giai đoạn cuối cùng khi da bị chàm khô. Nếu như bệnh không được xử lý đúng cách khiến cho bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ khiến cho vùng da bị tổn thương chồng chéo lên nhau nên màu da ngày càng sậm màu hơn.

Khi trẻ bị chàm khô ở tay, chân, mặt sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy da thiếu nước khô ráp. Bề mặt da cũng sẽ nổi rõ những vết hằn và một số trường hợp còn bị chảy máu.

Nếu như mụn nước tiếp tục mọc khi đã bong tróc cũng dễ gây nên tình trạng bội nhiễm và kèm theo một số triệu chứng như đau nhức, sưng nóng và sốt cao. Khi trẻ bị chàm khô da tay, chân như vậy thì việc điều trị sẽ trở nên rất khó khăn.

Dù da tay bị chàm khô ngứa hay chàm ở mặt, chân thì những dấu hiệu ngày sẽ càng phức tạp theo từng giai đoạn. Chính vì vậy, cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu cơ bản trên để sớm phát hiện có những cách xử lý kịp thời nhất.

III. Bệnh chàm khô có lây không?

Khi trẻ bị bệnh chàm khô tróc vẩy cha mẹ rất băn khoăn không biết có lây không? Thực chất, bệnh chàm khô là một biến thể của bệnh chàm da. Căn bệnh này có nhiều dấu hiệu biển hiện ra bên ngoài gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, bệnh lý này không lây nhiễm. Bệnh chỉ tiến triển nặng trên bề mặt da của người bệnh và không truyền cho người khác khi tiếp xúc với nhau.

IV. Nguyên nhân khiến da bị chàm khô

Cho đến nay, vẫn chưa thống kê được đầy đủ và cụ thể yếu tố gây bệnh chàm khô tay, chân, mặt. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Các yếu tố bên trong cơ thể

Do di truyền: Một trong những nguyên nhân bị chàm khô có thể là do di truyền. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu như trong gia đình có người thân bị chàm như ông, bà, bố, mẹ thì con cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

Bệnh chàm khô ở trẻ có thể do ăn đồ cay nóng

Rối loạn chuyển hóa: Chân bị chàm khô hoặc tay, cổ cũng có thể là do bị rối loạn chuyển hóa. Sinh thiết da đối với những trường hợp bị chàm nếu do nguyên nhân này gây nên sẽ dẫn đến tình trạng tăng tế bào sừng. Điều này sẽ khiến cho làn da bị bong tróc, sần sùi và gây ngứa rát. Chưa hết, hiện tượng này còn dẫn đến việc thiếu hụt màng bảo vệ lipid khiến cho da rất dễ bị mất nước, giảm sức đề kháng nên vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để tấn công xâm nhập.

Cơ địa: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chàm khô ở cổ hay chàm khô trên mặt thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu hoặc cơ địa bị dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, lông động vật. Nếu như những người này tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thói quen sinh hoạt: Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay cũng có thể xuất hiện do những thói quen sinh hoạt không tốt. Nếu như bạn có thói quen ăn đồ cay nóng, uống nhiều bia rượu cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

2. Các tác động từ bên ngoài

Chàm khô tróc vảy xuất hiện cũng có thể do các tác động từ yếu tố bên ngoài như:

Dị ứng với hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa cũng sẽ có thể gây nên bệnh chàm.

Thời tiết nếu như đột ngột thay đổi, đặc biệt là từ nóng chuyển sang lạnh làm giảm độ ẩm và kích thích quá trình thoát hơi nước của da. Chính vì vậy, vào mùa đông thường gây nên những phản ứng dị ứng với cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bệnh chàm khô.

Nhiều bé bị chàm khô ở tay do tác dụng phụ của một số loại thuốc tây sử dụng trong thời gian dài.

Môi trường bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị chàm khô ở chân, tay.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân bị chàm khô ở tay khác như do căng thẳng, mệt mỏi, da không được vệ sinh sạch sẽ đúng cách.

V. Các cách chữa chàm khô cho trẻ hiệu quả

Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh chàm khô ở tay, bệnh chàm khô ở chân, môi bạn cần đi thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn bội nhiễm rất nguy hiểm, Lúc này không chỉ việc điều trị khó khăn mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để điều trị bệnh có rất nhiều cách khác nhau như: Áp dụng mẹo dân gian, dùng thuốc nam chữa bệnh chàm khô, dùng kem dưỡng ẩm…

Nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp cũng không cần quá lo lắng đến vấn đề bệnh chàm khô có chữa được không. Bệnh sẽ thuyên giảm theo thời gian và không tái phát nếu bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ cho làn da của minh.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ em:

1. Mẹo chữa chàm khô với dầu dừa

Trị chàm khô bằng dầu dừa là một trong những phương pháp được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Dầu dừa chứa thành phần chính là vitamin E cùng với các loại axit béo nên chúng có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm giảm ngứa ngáy tại các vùng da bị chàm.

Dùng dầu dừa trị chàm khô

Khi bôi dầu dừa lên các vùng da bị chàm sẽ giúp các tế bào sừng hóa trở nên mềm hơn. Từ đó hạn chế được tình trạng viêm nhiễm và chảy máu.

Cách chữa bệnh chàm khô ở môi, tay, chân bằng dầu dừa được thực hiện như sau:

Trước tiên bạn chuẩn bị dầu dừa nguyên chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Làm sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm và dùng khăn mềm lau khô.

Sau đó dùng tăm bông thấm vào dầu dừa và thoa lên vùng da bị chàm. Khi bôi bạn nên massage nhẹ nhàng để cho các dưỡng chất có trong dầu dừa được thấm sau vào bên trong da. Đồng thời loại bỏ những tế bào chết ra ngoài dễ dàng hơn.

Đối với cách chữa bệnh chàm khô ở tay này bạn nên thực hiện khoảng 2-3 lần trong 1 ngày. Sau 30 phút thì bạn lại rửa sạch bằng nước ấm cho đến khi bề mặt da không còn hiện tượng nhờn dính.

2. Điều trị chàm khô ngón tay bằng lá sim

Nhiều người bị chàm khô và cách chữa trị bằng lá sim đã giúp bệnh thuyên giảm. Đây là loại lá có khả năng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt.

Lá sim thường được sử dụng để làm xoa dịu nhanh hiện tượng ngứa ngáy, viêm loét do bệnh chàm tay gây nên. Không chỉ vậy, trong lá sim còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành những tổn thương trên bề mặt da một cách nhanh chóng và an toàn.

Cách trị chàm khô bằng lá sim được thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị khoảng 300g lá sim sạch không sâu bệnh.

Mang lá đi rửa sạch loại bỏ bụi bẩn và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút.

Bạn cho 5 lít nước vào nồi, cho lá sim vào đun lên. Đun nhỏ lửa để các chất trong lá sim tiết hết ra sẽ được một dạng hỗn hợp giống như cao lỏng.

Bạn vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ rồi lấy tăm bông thấm vào dung dịch vừa đun được bôi vào da.

Đối với cách này bạn nên thực hiện từ 1-2 lần/ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

Nếu như dùng hỗn hợp này chưa hết bạn cho vào lọ thủy tinh rồi dùng dần cho những lần sau.

3. Cách xóa chàm khô da mặt bằng trầu không

Hiện nay vẫn có rất nhiều phương pháp chữa chàm bằng dân gian được mọi người áp dụng. Ngoài việc dùng lá sim thì lá trầu không cũng được nhiều người tận dụng giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bệnh gây nên.

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều dược chất quý hiểm như chavicol, eugenol, betel phenol, cineol, vitamin và axit amin… có lợi cho sức khỏe. Những dược chất này khi kết hợp cùng với nhau sẽ tạo thành một  loại kháng sinh thực vật có tác dụng sát khuẩn rất mạnh. Đây cũng là lý do giải thích vì sao mọi người lại dùng lá trầu không như một loại thuốc trị chàm khô hiệu quả.

Cách dùng lá trầu không trị chàm khô nang lông được thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị 5-6 lá trầu không, 2 lít nước sôi.

Mang lá trầu không rửa sạch với nước sau đó mang vò nát nhẹ.

Cho 2 lít nước vào nồi đun sôi lên rồi thả lá trầu không vào đun tiếp khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Bạn đợi nước nguội cho ra một chậu nhỏ và ngâm vào vùng da bị chàm trong khoảng 15 phút.

Với cách này mỗi ngày bạn nên thực hiện 1 lần và sau 1 tuần bạn sẽ cảm thấy được hiệu quả rõ ràng.

4. Cách chữa chàm khô ngứa bằng thuốc đông y

Dùng thuốc đông y cũng là một trong những cách chữa chàm an toàn, hiệu quả ít gây nên tác dụng phụ. Theo đông y, chàm khô sẽ được chia thành 2 thể khác nhau đó là thấp nhiệt và thể phong nhiệt. Đối với mỗi thể sẽ có những nguyên tắc điều trị khác nhau như sau:

Thuốc trị bệnh chàm khô hiệu quả thể phong nhiệt

Để nhận biết chàm thể phong nhiệt bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như: vùng da xuất hiện nhiều mụn nước và có tình trạng bong tróc da, lở loét thậm chí là chảy máu tươi gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

Trị bệnh chàm bằng thuốc đông y

Bài thuốc chữa bệnh chàm khô thể phong nhiệt gồm có: Mộc thông, phòng phong, khổ sâm, ngưu bàng tử, sinh địa cùng với tri mẫu và thạch cao.

Bạn mang tất cả các nguyên liệu trên vào tán thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy khoảng 8g hòa cùng với 300ml nước ấm. Ngày nên uống 2 lần vào buổi sáng và tối sau một thời gian bệnh sẽ có sự chuyển biến tốt hơn.

Bài thuốc đông y trị chàm khô thể thấp nhiệt

Đối với dạng này sẽ có một số biểu hiện như: Làn da xuất hiện những tổn thương nhẹ, mẩn đỏ và có mụn nước gây ngứa rát, khó chịu.

Bài thuốc trị bệnh gồm có: Trần bì 8g, trư linh, phách phục linh, bạch tiễn bì mỗi vị 12g, nhân trần, trạch tả. Cho tất cả vào nồi sắc cùng với 6 bát nước đun cho tới khi còn 2 bát. Đợi nước ấm và uống trong ngày.

VI. Cách phòng ngừa chàm khô hiệu quả cho da bé

Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp dân gian, sử dụng các loại thuốc đặc trị chàm khô bạn nên tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp phòng tránh để con không gặp phải tình trạng này.

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con hằng ngày

  • Bạn nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho còn hằng ngày. Đặc biệt, không nên tắm với nước quá nóng như vậy sẽ khiến cho da của trẻ bị khô cũng như mất đi độ ẩm tự nhiên.
  • Nên lựa chọn và sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ em, dịu nhẹ và không nên ngâm trẻ trong xà phòng.
  • Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một số loại kem dưỡng ẩm để bôi cho bé sau khi tắm nhằm giúp tăng độ ẩm cho làn da. Yoosun Baby là một trong những sản phẩm mà bạn có thể yên tâm lựa chọn để bôi cho con. Trong kem có chứa kẽm oxit, D-panthenol với hàm lượng cao giúp làm săn se, giảm viêm ngứa, dịu da và phục hồi tổn thương da.
  • Quần áo mặc cũng rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh chàm khô ở trẻ em. Cha mẹ nên chọn những bộ quần áo thoáng mát, được làm từ chất liệu cotton mềm mại và không chứa các chất độc hại. Như vậy, mới giúp bảo vệ làn da của bé một cách tốt hơn.
  • Hạn chế không cho bé tiếp xúc với các chất kích thích hoặc một số dị nguyên có khả năng gây dị ứng như: Lông thú, bụi bẩn, phấn hoa…
  • Mẹ nên biết được bị chàm khô kiêng ăn gì, nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe trẻ.
  • Bạn nên xây dựng cho con một chế độ ăn uống phù hợp. Tránh ăn các gia vị cay nóng, kích thích như mù tạt, hạt tiêu, ớt. Hạn chế ăn tôm cua, mực ốc… Thay vào đó bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo, omega 3 như cá hồi, cá thu, cá trích…
  • Bổ sung đủ lượng nước để giữ được độ ẩm cần thiết cho cơ thể cũng như ngăn chặn không cho bệnh chàm tái phát.
  • Việc da tiết quá nhiều mồ hôi mà không được vệ sinh sạch sẽ chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây bệnh chàm. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh bạn nên chú ý đến việc chăm sóc vệ sinh da sạch sẽ hơn.

Bệnh chàm khô tuy không quá nguy hiểm nhưng không phải vì vậy mà bạn chủ quan không tìm cách điều trị. Nếu bạn tư vấn thêm về bệnh lý này hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Da trẻ sơ sinh bị khô và những điều mẹ nên biết!

    Da trẻ sơ sinh bị khô sần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do môi trường hoặc bệnh lý. Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để việc xử lý vấn đề đơn giản hơn. Cùng Yoosun Baby tìm hiểu

    Trẻ bị lác đồng tiền: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

    Lác đồng tiền trẻ em là một dạng viêm da khá phổ biến. Bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh có biểu hiện như

    Trẻ bị ngứa quanh miệng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

    Trẻ bị ngứa quanh miệng là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân và các điều trị an toàn. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

    Trẻ bị trầy xước nên xử lý thế nào cho an toàn và hiệu quả?

    Trẻ bị trầy xước da là điều khó tránh khỏi khi con đang trong độ tuổi tò mò và hiếu động. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm các biện pháp xử lý và