Hăm tã ở trẻ em là tình trạng thường gặp, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức. Khi xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng này, trẻ thường sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, dẫn tới mệt mỏi, quấy khóc. Để có thể loại bỏ hăm tã trong thời gian sớm nhất, mẹ có thể áp dụng theo các cách dưới đây để giúp làm mát da, giảm tình trạng viêm ngứa, trả lại bé làn da mịn màng.
Nội dung chính
- I. Trẻ hăm tã là gì?
- II. Nguyên nhân của bệnh hăm tã
- III. Biểu hiện của hăm bỉm, tã ở trẻ
- IV. Hăm tã bao lâu thì khỏi? Có nên để bệnh tự khỏi không?
- V. 10+ cách chữa hăm tã cho bé trai và gái ngay tại nhà
- 1. Trị hăm da, rôm sảy cho bé với lá khế
- 2. Cách chữa hăm, nổi mụn vùng tã với lá trầu không
- 3. Mẹo trị hăm bằng dầu dừa cho trẻ sơ sinh
- 4. Công thức xóa hăm tã bằng chè xanh
- 5. Chữa hăm, mẩn đỏ bằng giấm vào mùa đông
- 6. Bật mí cách điều trị hăm cho con với sữa mẹ
- 7. Xóa bỏ vết hăm cho trẻ nhỏ bằng nha đam
- 8. Trị hăm vào mùa đông bằng yến mạch
- 9. Dùng dầu tràm trị hăm tã cho bé gái
- 10. Dòng kem bôi dịu hăm cho bé hiệu quả
- VI. Phải làm sao khi tình trạng hăm tã trở nặng
- VII. Các cách phòng ngừa hăm tã hiệu quả
I. Trẻ hăm tã là gì?
Hăm tã được biết đến là tình trạng viêm tại khu vực tã lót, điều này khiến da của bé bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.
Trẻ bị hăm xung quanh vùng mặc tã
Thông thường, tình trạng này xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là từ 6-12 tháng, đây là khoảng thời gian trẻ hay mang bỉm nhất.
Tuy nhiên, các trẻ ở lưa tuổi lớn hơn cũng có thể xuất hiện tình trạng này nếu không được vệ sinh da cẩn thận.
II. Nguyên nhân của bệnh hăm tã
Nguyên nhân chủ yếu khiến bé hăm tã là do bố mẹ không vệ sinh vùng mang tã của con đúng cách. Thời gian mang tã quá lâu sẽ khiến da tiếp xúc liên tục với mồ hôi, nước tiểu, phân.
Lâu ngày sẽ làm vi khuẩn phát triển gây hăm da.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác mẹ cũng nên chú ý như:
– Trẻ dị ứng với những thành phần có trong tã.
– Sức đề kháng của trẻ suy giảm sau một đợt dùng thuốc kéo dài, khiến cho vi khuẩn, nấm tấn công gây hăm.
– Mặc quần áo quá chật, không thoáng khí khiến con đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt trong thời gian dài khiến trẻ bị hăm da.
III. Biểu hiện của hăm bỉm, tã ở trẻ
Với bệnh hăm vùng bỉm, tã, trẻ thường sẽ xuất hiện những vấn đề thường gặp sau đây:
– Hình thành những mảng đỏ ở vị trí tiếp xúc với tã như mông, má trong của đùi và bẹn, vùng kín của trẻ.
– Bé quấy khóc khi mẹ tắm hoặc thay tã.
– Da trẻ bị viêm gây ngứa và đau. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm nặng làm da bị rát và chảy máu.
– Bé bị tiêu chảy, phân ở dạng lỏng và bé đại tiện nhiều hơn bình thường
IV. Hăm tã bao lâu thì khỏi? Có nên để bệnh tự khỏi không?
Tùy vào tình trạng của trẻ mà thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài lâu hơn. Thông thường hăm tã ở trẻ sơ sinh chia thành 5 cấp độ như sau:
– Hăm tã nhẹ – cấp độ 1: Ở thời điểm này, nếu mẹ phát hiện kịp thời, vết hăm của bé có thể được điều trị sau khoảng 2 đến 3 ngày.
– Cấp độ 2: Lúc này vết hăm xuất hiện ở vùng rộng hơn với các đốm hồng. Nếu chăm sóc đúng cách sẽ khỏi sau một tuần.
– Cấp độ 3: Giai đoạn này sẽ xuất hiện tình trạng hăm tã nổi mụn với những vết li ti xuất hiện nhiều. Bé có thể khỏi trong khoảng 1 tuần – 10 ngày.
– Cấp độ 4: Bé cảm thấy đau đớn khi mẹ thay tã hoặc tắm rửa vì các vết hăm tã nổi mẩn đỏ, khi cọ sát với quần áo hoặc tã sẽ gây đau khó chịu. Ở cấp độ này, bé sẽ khỏi sau khoảng 10- 15 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
– Cấp độ 5 – Hăm tã nặng: Vùng da hăm lan rộng, sưng phù nề, các mụn mủ vỡ ra gây loét. Lúc này mẹ cần chăm sóc đặc biệt cho con, kết hợp với sự tư vấn của bác sĩ. Nếu được điều trị đúng cách thì tình trạng hăm tã của bé bé có thể khỏi sau khoảng 2 tuần – 1 tháng.
Hăm tã không thể tự khỏi nếu không được chăm sóc đúng cách, vì thế nếu mẹ băn khoăn bé phải làm sao thì hãy tìm hiểu các phương pháp dưới đây nhé.
V. 10+ cách chữa hăm tã cho bé trai và gái ngay tại nhà
Để khắc phục chứng hăm tã hiệu quả, không còn lo lắng trẻ hăm tã phải làm sao, mẹ hãy áp dụng một trong các cách sau:
1. Trị hăm da, rôm sảy cho bé với lá khế
Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá khế thường được dùng để trị các chứng mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,… và cũng là loại lá trị hăm cho trẻ sơ sinh hữu hiệu.
Nước tắm lá khế là dịu da và giảm ngứa ngáy do hăm
Rất nhiều mẹ sử dụng nước tắm lá khế để trị hăm tã ở trẻ em phản hồi lại, chỉ sau 3 – 5 ngày áp dụng, tình trạng hăm ở trẻ đã thuyên giảm rất nhiều, da bé giảm các đốm đỏ và không còn ngứa ngáy.
Cách thực hiện:
– Mẹ lấy lá khế đã hái đem rửa thật sạch cùng với muối để loại bỏ các tạp chất
– Cho lá vào nồi và nấu với khoảng 2- 5 lít nước, đun sôi.
– Pha thêm nước để làm nguội dung dịch nước lá. Dùng tay mẹ kiểm tra để xác định nhiệt độ nước.
– Cho bé vào và tắm sạch trong 5p, sau đó rửa lại với nước sạch.
2. Cách chữa hăm, nổi mụn vùng tã với lá trầu không
Hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không rất cao, đồng thời chúng cũng chứa chất kháng sinh mạnh, vì thế nước tắm từ lá trầu không có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp loại bỏ vi khuẩn hăm tã và rôm sảy.
Nấu nước lá trầu không tắm cho trẻ mỗi ngày
Cách thực hiện:
– Trầu không đem ngâm cùng muối loãng rồi vệ sinh lại với nước
– Đun lá trầu không với 2 lít nước, đậy nắp kín khoảng 5-7 phút để nước lá sôi rồi tắt bếp.
– Hòa với nước đến khoảng 35-38 độ rồi tắm cho bé.
– Dùng khăn nhúng nước tắm lau nhẹ nhàng để làm sạch da bé, không chà xát vì có thể làm xước da vùng kín đang bị tổn thương.
– Tắm nhanh khoảng 5 – 7 phút, tráng lại một lần nước sạch. Sau đó lau khô và mặc quần áo mới.
3. Mẹo trị hăm bằng dầu dừa cho trẻ sơ sinh
Trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa là phương pháp mà hầu hết các mẹ đều đã từng nghe qua.
Dầu dừa là tinh chất trị hăm tiết kiệm và an toàn
Mẹ có thể sử dụng dầu dừa để thoa trực tiếp hoặc trộn cùng các tinh chất khác như tinh dầu hạt nho hoặc tinh dầu tràm để chữa hăm cho con.
Cách thực hiện đơn giản nhất: Thoa lên vùng hăm của bé (nếu dầu ở thể rắn thì hâm nóng để chuyển sang lỏng, sau đó mới dùng cho trẻ).
4. Công thức xóa hăm tã bằng chè xanh
Chè xanh cũng được biết đến là loại lá có công dụng trị hăm tã ở trẻ nhỏ rất hiệu.
Tắm nước lá chè xanh sẽ làm dịu mùi khó chịu do hăm tã và trị hăm da hiệu quả, khiến các vết mẩn đỏ, đau rát biến mất.
Nước tắm lá chè xanh sát khuẩn trị hăm nhanh chóng
Cách thực hiện:
– Dùng một ít lá chè tươi, rửa sạch với nước muối rồi vò nát.
– Chiết lấy nước cốt và bôi nhẹ nhàng lên chỗ bị hăm cho bé.
– Thực hiện thường xuyên trong một tuần, ngày khoảng 3 lần sẽ thấy hăm da ở trẻ sơ sinh thuyên giảm.
5. Chữa hăm, mẩn đỏ bằng giấm vào mùa đông
Giấm cũng được biết đến là nguyên liệu được rất nhiều mẹ sử dụng rất nhiều để loại bỏ tình trạng hăm tã ở trẻ.
Nguyên liệu vô cũng quen thuộc này sẽ giúp trung hòa độ PH ở vùng kín của trẻ, từ đó ngăn chặn vi khuẩn gây hăm vào mùa đông phát triển.
Cách thực hiện:
Cách 1:
– Ngâm tã vải bé dùng hằng ngày vào thau giấm.
– Phơi khô và mặc cho bé trong những ngày bị hăm tã.
Cách 2:
– Pha một thìa giấm trắng vào nước, lau cho bé khi thay tã để trị hăm tã nhanh nhất.
6. Bật mí cách điều trị hăm cho con với sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, có tác dụng làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn và nấm, bảo vệ da bé khỏi các tác nhân gây hăm da.
Ngoài ra các thành phần trong sữa mẹ còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo vùng da hăm ở trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
– Mỗi ngày mẹ có thể dùng khoảng 10ml sữa mẹ thoa trực tiếp lên vùng da bị hăm của con
– Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng vài phút rồi để khô tự nhiên.
7. Xóa bỏ vết hăm cho trẻ nhỏ bằng nha đam
Gel nha đam cũng là một cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh. Nha đam có đặc tính chống viêm và rất giàu vitamin E vì thế có khả năng trị ngứa, rôm sảy và sát khuẩn cho làn da của bé.
Gel nha đam làm mát và dịu da khi hăm tã
Cách thực hiện:
– Xoa tinh chất nha đam lên da trẻ, massage nhẹ nhàng cho để tinh chất thấm sâu vào da.
– Để khô tự nhiên sau đó mặc quần áo sạch.
8. Trị hăm vào mùa đông bằng yến mạch
Pha bột yến mạch vào nước tắm được xem là phương pháp trị hăm tã vô cùng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông.
Bột yến mạch có chứa hàm lượng protein cao và hợp chất saponin – có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, làm dịu và bảo vệ làn da của trẻ khỏi vi khuẩn gây hăm da.
Cách thực hiện:
– Lấy một lượng bột yến mạch khô vừa phải hòa vào nước tắm và cho bé ngâm từ 10-15 phút
– Tắm lại bằng nước sạch cho bé rồi lấy khăn mềm lau khô cơ thể, mặc quần áo mới.
9. Dùng dầu tràm trị hăm tã cho bé gái
Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn cao, làm dịu nhanh chóng, giảm ngứa rát,… nên thường được dùng để trị hăm háng cho bé.
Chế tạo hỗn hợp tinh dầu tràm trị hăm tã
Mẹ có thể tìm mua tinh dầu ngoài các cửa hàng hoặc siêu thị, nhớ lựa chọn sản phẩm nguyên chất và có xuất xứ rõ ràng.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
– Pha hỗn hợp tinh dầu tràm và dầu nền (loại dầu dùng để pha loãng tinh dầu nguyên chất).
– Thoa lên vùng da hăm để ngăn ngừa vi khuẩn, làm dịu các vết hăm tã cho bé.
– Massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu sâu, sau đó để khô tự nhiên rồi mặc quần áo cho trẻ.
10. Dòng kem bôi dịu hăm cho bé hiệu quả
Để làm dịu hăm tã cho bé, mẹ có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Baby.
Kem Yoosun Baby có thành phần sau:
- Kẽm oxid, D-panthenol giúp làm săn se, làm dịu da khi bị hăm và chăm sóc vùng da bị tổn thương.
- “Bộ đôi” Bisabolol và chiết xuất củ gừng giúp làm dịu da tại các vùng mẩn đỏ, làm dịu da bị kích ứng, hư tổn.
- Kẽm oxit và D-panthenol giúp làm săn se da, làm dịu da khi bị hăm và chăm sóc vùng da bị hư tổn.
- Chiết xuất rau má giúp dịu mát da, giúp ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa.
Dùng kem Yoosun Baby không những khắc phục tình trạng hăm tã trẻ sơ sinh mà còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ngoài da khác như rôm sảy.
VI. Phải làm sao khi tình trạng hăm tã trở nặng
Bố mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ bị sốt, hăm tã nặng hơn, hoặc khi bé nôn mửa, không chịu bú.
Lúc này, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành da, và giảm những đau đớn khó chịu khi con bị biến chứng do hăm.
VII. Các cách phòng ngừa hăm tã hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế mẹ nên tìm hiểu cách phòng ngừa hăm da trẻ sơ sinh, giúp bảo vệ làn da con khỏi tình trạng ngứa ngáy khó chịu trong những ngày nắng nóng. Các biện pháp phòng ngừa hăm tã cho bé:
Mặc tã đúng cách để phòng ngừa chứng hăm tã
– Thay tã cho con 4 tiếng một lần, và thay ngay sau khi trẻ đi ngoài. Đặc biệt nên rửa sạch vùng đóng bỉm cho bé bằng nước ấm, lau khô sạch sẽ trước khi mặc tã mới.
– Kết hợp kem hăm cho bé thay vì phấn rôm sau mỗi lần thay tã.
– Mẹ nên thoa tập trung ở các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi.
– Sử dụng loại tã mềm mại cho bé, không quấn quá chặt để tránh tình trạng bé đổ mồ hôi nhiều, bí bách khó chịu.
Bài viết chia sẻ các nguyên nhân làm trẻ bị hăm tã và cách điều trị tại nhà hiệu quả.
Tuy nhiên trong những trường hợp trẻ hăm tã nặng thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tránh để bé gặp phải những biến chứng không đáng có.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.