Dị ứng điều hòa ở trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Hiện tượng này khiến trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn ngứa, nổi mề đay…Nên xử lý tình trạng dị ứng này như thế nào cho hiệu quả?
Nội dung chính
I. Nguyên nhân bị dị ứng máy lạnh là gì?
Điều hòa là một trong những thiết bị quan trọng đối với mỗi gia đình hiện nay. Tuy nhiên, có không ít người khi sử dụng gặp phải tình trạng da bị dị ứng với máy lạnh.
Điều hòa không được vệ sinh sạch cũng là nguyên nhân gây dị ứng
Nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng này có thể là do:
– Đặc tính của máy lạnh là tạo ra không khí lạnh khô nên khi mọi người ngồi trong môi trường có điều hòa dễ bị mất nước, da khô và nứt nẻ. Nếu như không biết cách chăm sóc da sẽ khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
– Một nguyên nhân khác gây dị ứng với máy lạnh đó chính là tiếp xúc với máy lạnh quá nhiều. Ngoài ra, khi trẻ thường xuyên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp cũng có nguy cơ bị dị ứng cao hơn.
– Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc hệ miễn dịch suy yếu cũng có khả năng cao bị dị ứng với điều hòa. Đặc biệt là mắc phải chứng viêm mũi dị ứng máy lạnh.
– Một số trẻ bị dị ứng cũng có thể là do điều hòa không được vệ sinh thường xuyên. Điều này khiến cho các dị nguyên gây dị ứng như vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn… có cơ hội thuận lợi để xâm nhập vào trong không gian và gây nên hiện tượng dị ứng.
– Không khí từ máy lạnh xả ra phòng có những hạt siêu nhỏ từ lưới lọc khí. Do đó, nếu như trẻ hít vào cũng có khả năng bị dị ứng.
– Điều hòa thường có mùi đặc trưng, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dị ứng máy lạnh.
II. Biểu hiện dị ứng điều hòa ở trẻ
Mỗi trẻ dị ứng máy lạnh có thể xuất hiện những biểu hiện khác nhau để chẩn đoán được nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ.
Trẻ bị dị ứng máy lạnh có thể nghẹt mũi
Thông thường, khi trẻ dị ứng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
1. Dấu hiệu dị ứng điều hòa về da
– Làn da có dấu hiệu mất nước, trở nên thô ráp.
– Những nốt mẩn đỏ xuất hiện 1 vài vị trí trên cơ thể trẻ.
– Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, rát da vô cùng khó chịu.
2. Dấu hiệu về đường hô hấp
– Trẻ bị hắt hơi liên tục khi tiếp xúc với luồng khí lạnh của điều hòa. Đặc biệt, là khi đang ở môi trường nóng chuyển sang lạnh.
– Sổ mũi, chảy nước mũi cũng là biểu hiện cho thấy trẻ bị dị ứng máy lạnh. Trẻ có thể chảy dịch màu vàng đục hoặc trong, số lượng dịch nhiều hay ít còn tùy thuộc vào bệnh lý của từng trẻ.
– Một số trẻ khi dị ứng điều hòa còn bị nghẹt mũi. Tình trạng này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên mũi khiến trẻ gặp khó khăn khi thở.
– Các luồng khí lạnh trong điều hòa có khả năng kích thích vùng niêm mạc họng khiến trẻ ho và có cảm giác đau họng.
3. Dấu hiệu về thần kinh
Bệnh dị ứng máy lạnh còn khiến trẻ cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tức ngực, mất ngủ, dễ cáu gắt..
III. Dị ứng máy lạnh phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả
Trẻ dùng điều hòa bị dị ứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Sau khi đi thăm khám, bác sĩ đã chẩn đoán và xác định được nguyên nhân dị ứng do điều hòa bạn hãy cho trẻ ngừng tiếp xúc với nó.
Nguyên tắc điều trị dị ứng đó là không cho người bệnh tiếp xúc với bất cứ nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng dị ứng.
Tùy vào từng trường hợp, mức độ biểu hiện triệu chứng sẽ có những cách xử lý khác nhau.
Thông thường, người bệnh sẽ được chữa trị theo các cách sau:
1. Cách trị dị ứng máy lạnh bằng mẹo dân gian
Trong dân gian vẫn lưu truyền rất nhiều những cách điều trị dị ứng bằng nguyên liệu tự nhiên.
Những nguyên liệu này khá an toàn, không gây kích ứng da, không tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi mức độ dị ứng nhẹ.
Tắm lá trà xanh giúp bé giảm ngứa ngáy
Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số cách sau:
Giảm triệu chứng mẩn ngứa bằng trà xanh:
– Bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá trà xanh đun sôi với nước.
– Sau đó dùng nước này để ngâm vùng da bị dị ứng cho bé.
– Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.
Lá lốt:
– Lấy một nắm lá lốt rửa sạch mang xay nhuyễn và lọc lấy nước.
– Pha loãng hỗn hợp này cùng nước ấm rồi lấy bông y tế thấm thoa đều lên vùng da cần tác động.
Dùng khoai tây:
Đây cũng là cách trị da bị dị ứng với điều hòa cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng.
Rửa sạch khoai, cạo bỏ vỏ thái thành lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da dị ứng. Như vậy, triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu của bé sẽ giảm xuống.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Thông thường, làn da sẽ có một lớp ẩm tự nhiên có tác dụng bảo vệ.
Nếu như da bị khô, lớp ẩm cũng ít nhiều mất đi công dụng. Chính vì vậy, việc bạn nên chú ý đến việc cung cấp độ ẩm cho làn da của bé khi ngồi điều hòa.
Làn da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non nớt và mỏng manh.
Vì vậy, bạn nên chọn dòng kem dưỡng ẩm phù hợp, lành tính, an toàn.
Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn sản phẩm này hãy thử tham khảo Yoosun Baby.
Đây là sản phẩm đang được hàng triệu mẹ tin dùng cho bé yêu của mình.
Với hàm lượng cao D-panthenol, kẽm oxit cùng với các tinh dầu thiên nhiên, Yoosun Baby mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời.
Yoosun Baby không chỉ có tác dụng làm dịu da, ăn se, giảm ngứa ngáy do dị ứng mà còn phục hồi làn da tổn thương.
Đặc biệt với các tinh dầu tự nhiên có trong sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm để làn da trẻ căng mịn, có đủ độ ẩm cần thiết khi sử dụng điều hòa.
3. Điều trị dị ứng điều hòa bằng thuốc
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc cũng như liều lượng cho thật sự phù hợp.
– Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này gồm Hydrocortisone, Betamethasone, Triamcinolone, Fluocinolone, có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch, chống dị ứng.
– Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này gồm dimenhydrinate, Cetirizine, Cetirizine, Brompheniramine,…có tác dụng giảm sự phóng sinh histamin của mô dưới da.
– Thuốc khi trẻ bị viêm mũi dị ứng với máy lạnh: Thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống co mạch…
V. Lưu ý khi dùng điều hòa tránh bị dị ứng
Để trẻ không bị dị ứng máy lạnh khi sử dụng bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau:
– Khi dùng máy lạnh bạn nên mở cửa khoảng 5 phút cho lưu thông không khí. Bạn nên bật chế độ làm sạch máy định kỳ.
Nên để nhiệt độ máy lạnh phù hợp
– Khi sử dụng điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng không lệch quá 5 độ so với nhiệt độ ngoài trời.
– Nếu như trẻ ngồi lâu trong phòng nên cho con uống nước ấm.
– Không nên để luồng gió thổi trực tiếp vào bé, đặc biệt là phần đầu và gáy. Tốt nhất nên để hướng gió chếch sang 1 bên.
– Giữ vệ sinh phòng sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn, vi sinh vật có hại sinh sôi phát triển gây hại đến sức khỏe.
– Nên thoa kem dưỡng da cho bé để cung cấp độ ẩm cần thiết cũng như giúp phòng tránh các bệnh lý về da liễu.
Trên đây là một số thông tin về hiện tượng dị ứng máy lạnh mà chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1125 trong giờ hành chính để được dược sĩ tư vấn thêm.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.