Dị ứng bụi có nguy hiểm không? Cách chữa dị ứng bụi bẩn!

Khi sống trong môi trường ô nhiễm, tạp khuẩn, khói bụi những người có cơ địa nhạy cảm thường dễ bị dị ứng bụi. Vậy hiện tượng này do nguyên nhân nào gây nên? Khắc phục ra sao cho hiệu quả an toàn? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

I. Dị ứng bụi là như thế nào?

Dị ứng với bụi là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một số dị nguyên khi tiếp xúc và gây hại cho cơ thể.

dị ứng bụi

Bụi bẩn có thể gây ra hiện tượng dị ứng

Bụi bẩn, bụi nhà, bụi gỗ, bụi vải… trong trường hợp này được coi là chất gây dị ứng.

Bụi là những hạt rắn có đường kính vài micromet, chúng thường tự tích tụ xuống một nơi theo trọng lượng hoặc treo lơ lửng trong không gian.

Bụi bẩn có kích thước nhỏ nên có khả năng lắng đọng và thẩm thấu vào trong phổi, máu gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tim mạch, não bộ.

Nguyên nhân gây dị ứng bụi bẩn là do:

  • Bụi xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau khi tiếp xúc với làn da sẽ gây nên hiện tượng dị ứng. Khi xảy ra dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các dị nguyên vô hại và khi tiếp xúc với nhau sẽ tạo thành phản ứng viêm trong mũi hoặc phổi.
  • Ngoài ra, các loài động vật, thú cưng cũng được xem là một trong những yếu tố gây ra dị ứng. Những mảnh vảy của thú cưng, bào tử nấm mốc, mảnh gián chết có thể biến thành bụi bẩn tồn tại trong không khí. Từ đó chúng sẽ tác động đến cơ thể và gây nên tình trạng dị ứng.

II. Triệu chứng dị ứng bụi

Những triệu chứng dị ứng bụi mịn thường xảy ra từ nhẹ cho đến nặng. Bạn có thể nhận biết và chẩn đoán tình trạng này qua các dấu hiệu sau:

dị ứng bụi vải

Hắt hơi là triệu chứng thường gặp khi dị ứng với bụi.

– Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.

– Có cảm giác ngứa miệng, vòm họng hoặc ngứa mũi.

– Ngứa, đỏ, chảy nước mắt cũng là những dấu hiệu dị ứng bụi bạn nên nắm được.

– Vùng da có dấu hiệu sưng lên, có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay.

– Áp lực xoang có thể gây ra những cơn đau mặt khó chịu.

– Người bị dị ứng với bụi còn cảm thấy khó ngủ.

III. Các loại bụi dễ bị dị ứng thường gặp

Trong không khí tồn tại rất nhiều loại bụi khác nhau có thể gây dị ứng cho con người. Dưới đây là một số loại bụi thường gặp:

1. Dị ứng bụi vải

Bụi vải thường có nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vải, may mặc. Khi tiếp xúc nhiều với các loại vải may mặc người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như: Da mặt bị dị ứng bụi vải, khô cổ họng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi thường xuyên.

2. Dị ứng bụi nhà

Bụi nhà bao gồm nhiều tạp khuẩn khác nhau như mạt bụi, nấm mốc, động vật… xuất hiện từ những hoạt động sinh hoạt của con người.

dị ứng bụi bẩn

Bụi nhà dễ gây ra những dấu hiệu về hô hấp

Khi bị dị ứng cũng sẽ xuất hiện một số triệu chứng như ho, hắt hơi, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

3. Dị ứng bụi gỗ

Trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ thành những sản phẩm sẽ tạo ra bụi gỗ. Nếu như bạn tiếp xúc hoặc hít phải loại bụi này cũng có nguy cơ cao bị dị ứng.

Ngoài các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, viêm da… một số người còn bị  hen suyễn, viêm phổi, viêm mũi dị ứng…

4. Dị ứng bụi phấn

Phấn là một dạng đá vôi tự nhiên, khi sử dụng chúng để viết rất dễ tạo ra bụi và bay vào trong khoang miệng, mũi.

Từ đó có thể gây viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…

5. Dị ứng bụi cỏ

Bụi cỏ thường là bụi được tạo nên từ các cây cỏ, hoa dại.

Bụi cỏ dễ phát tán vào trong không khí gây dị ứng, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm.

IV. Cách chữa dị ứng bụi bẩn hiệu quả bạn nên biết

Nếu như bị dị ứng mạt bụi, bụi nhà, bụi cỏ, bụi vải… bạn có thể dựa vào mức độ nặng nhẹ để tìm cách điều trị phù hợp.

1. Dùng thuốc trị dị ứng bụi

Dùng thuốc là cách chữa dị ứng bụi vải, bụi nhà… thường được áp dụng hiện nay. Sau khi thăm khám và chẩn đoán được tình hình bác sĩ có thể kê một số loại thuốc sau:

dị ứng bụi nhà

Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi khi bị dị ứng với bụi

– Thuốc kháng Histamin:

Gồm có dạng thuốc uống như loratadine, cetirizine, fexofenadine. Nhóm thuốc xịt mũi như olopatadine… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm ngứa và hắt hơi, sổ mũi.

– Thuốc chống nghẹt mũi:

Thuốc dị ứng bụi được sử dụng với mục đích làm thu nhỏ các mô trong mũi để quá trình hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

– Liệu pháp miễn dịch:

Cách điều trị dị ứng mạt bụi này được thực hiện bằng việc tiêm chất gây dị ứng khoảng 1-2 tuần cho 1 lần.

Liều lượng tiêm có thể tăng dần từ 1-6 tháng giúp cho hệ thống miễn dịch không còn nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Khi dùng thuốc dị ứng mạt bụi, thuốc chữa dị ứng với bụi vải, bụi nhà… bạn cần thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

2 .Cách chữa dị ứng với bụi bằng nguyên liệu tự nhiên

Với những trường hợp mặt bị dị ứng bụi vải, bụi nhà,.. nhẹ hơn bạn có thể xử lý tại nhà bằng một số phương pháp sau:

– Dùng nha đam

Nha đam chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và có đặc tính mát.

Vì vậy, chúng có khả năng làm dịu các vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy an toàn. Đồng thời, gel có chứa nhiều nước giúp cung cấp độ ẩm, chống viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa điều trị tình trạng khô da, bong tróc.

Người bệnh chỉ cần sử dụng 1 nhánh nha đam loại bỏ sạch phần vỏ lấy phần gel bên trong.

Sau đó đắp lên vùng da tổn thương để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Tắm lá trà xanh

Cách chữa dị ứng với bụi vải, bụi nhà, bụi cỏ… này bạn có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và axit amin.

Đây đều là những thành phần có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi những mô da bị tổn thương. Đồng thời trà xanh còn giúp chống ngứa, giảm viêm hiệu quả.

Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá trà xanh tươi đun lấy nước tắm mỗi ngày để làm lành những tổn thương trên da. Cách này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mề đay lan rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể.

– Dùng lá hẹ

Thêm một cách trị dị ứng bụi vải mà bạn có thể tham khảo và áp dụng đó là dùng lá hẹ. Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá hẹ giã nát và đắp ngoài da để giải độc, tiêu viêm.  

3. Dùng kem Yoosun Baby

Trẻ nhỏ cũng là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng với bụi, đặc biệt là bụi nhà, bụi cỏ, bụi vải… Do đó, ngoài việc áp dụng những phương pháp trên bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun Baby.

cách chữa dị ứng bụi vải

Trẻ nhỏ bị dị ứng với bụi hãy dùng kem Yoosun Baby

Sản phẩm mang đến 4 tác động kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nước và tái tạo làn da nhanh chóng. Vì vậy, sau khi thoa kem sẽ làm dịu da, giảm mẩn ngứa dó tình trạng dị ứng gây nên.

Kem Yoosun Baby được rất nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn. Bởi kem không gây dị ứng, không paraben, không corticoid phù hợp với mọi làn da.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dị ứng bụi từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến cách xử lý. Hy vọng, sẽ giúp ích cho bạn khi mắc phải tình trạng này. Nếu như bạn còn bất cứ băn khoăn nào muốn giải đáp thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol