Dị ứng cá ngừ là một trong những dạng dị ứng cá biển có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy khi gặp phải tình trạng này làm sao để nhận biết sớm? Nên điều trị bằng cách nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên.
Nội dung chính
I. Nguyên nhân dị ứng cá ngừ
Cá ngừ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, chất béo… tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại cá này chứa rất nhiều omega 3 cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ.
Cá ngừ là thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ.
Cá ngừ không chỉ có nguồn dinh dưỡng cao mà giá thành lại phù hợp. Nhiều gia đình thường mua về để chế biến thành những món ăn ngon khác nhau.
Tuy nhiên, có rất nhiều người trẻ em bị dị ứng cá ngừ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:
Cá ngừ cũng giống một số loại hải sản khác, không an toàn đối với những người có cơ địa nhạy cảm hay có tiền sử dị ứng.
Bởi loại cá này có chứa Protein Parvalbumin – một trong những loại Protein mà hệ miễn dịch không thể nhận diện.
Khi được hấp thu vào trong cơ thể tạo nên kháng thể immunoglobulin E nhằm kháng lại những biểu hiện của dị ứng.
Ngoài ra, có một nguyên nhân dị ứng cá ngừ khác đó chính là một số loại ký sinh trùng sống trong cá ngừ như amisaki. Khi trẻ ăn phải sẽ gây ra những triệu chứng dị ứng.
Trẻ em dị ứng cá ngừ cũng có thể do thực phẩm không được chế biến đảm bảo vệ sinh, cá không còn được tươi ngon…
II. Nhận biết biểu hiện dị ứng cá ngừ
Khi chất histamin trong cá ngừ được nạp vào trong cơ thể sẽ phân hủy và sản sinh ra loại enzyme có hại.
Tùy vào lượng cá được hấp thu vào trong cơ thể cũng như thể trạng của mỗi người mà dị ứng với cá ngừ có những triệu chứng khác nhau như:
1. Dấu hiệu dị ứng cá ngừ ở da
Khi bé bị dị ứng cá ngừ làn da sẽ xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay thành những mảng lớn.
Da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ.
Cơn ngứa có thể xuất hiện sau khoảng vài phút khi trẻ ăn cá.
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Thêm một biểu hiện của dị ứng cá ngừ khác mà bạn có thể nhận biết đó là trẻ nôn mửa, kèm theo đau bụng, tiêu chảy.
Đây chính là cách cơ thể phản ứng lại để loại bỏ hết histamin ra bên ngoài.
3. Triệu chứng về hô hấp
Đối với những trường hợp bị dị ứng với cá ngừ, cũng như dị ứng thức ăn nặng trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, ho liên tục, viêm mũi…
4. Triệu chứng sốc phản vệ
Đây là triệu chứng dị ứng cá ngừ nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Những biểu hiện của tình trạng này sẽ tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể.
Một số biểu hiện của sốc phản vệ như da đỏ, đau ngực, ngứa nghiêm trọng, buồn nôn, mạch nhanh và yếu, chóng mặt, có cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng…
III. Cách chữa dị ứng cá ngừ an toàn hiệu quả
Ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu dị ứng cá ngừ đại dương bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Thay vào đó, đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, lên phác đồ điều trị cụ thể.
Trước tiên, bạn cần phải cho trẻ nôn hết những thực phẩm và cá ngừ đã ăn trước đó.
Cách này đơn giản nhưng có tác dụng lớn trong việc loại bỏ hết phần cá ngừ ra khỏi cơ thể, để giảm bớt tình trạng trầm trọng.
Ngoài ra, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để đào thải histamin ra khỏi cơ thể.
Khi có hiện tượng mẩn da, nổi mề đay không nên cho trẻ gãi để tránh trầy xước, nhiễm trùng da.
1. Thuốc dị ứng cá ngừ
Với những trường hợp nặng, dùng thuốc chính là cách chữa dị ứng cá ngừ thường được bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên, để biết trẻ dùng thuốc nào cho an toàn hiệu quả trước tiên cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết.
Bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách: Thử máu ARAST, chích một lượng chất gây dị ứng dưới da nhằm phát hiện những kháng thể IgE trong máu.
Trẻ em dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng kháng histamin để giảm nhanh những triệu chứng dị ứng. Đồng thời hạn chế gây hại đến sức khỏe của trẻ.
Tùy vào cơ địa, mức độ phản ứng, mức độ tổn thương da, khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc… Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 hoặc thuốc kháng histamin thế hệ 2.
Nếu như bệnh nhân có triệu chứng như hen suyễn bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc để xịt và xoa.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, có biểu hiện sốc phản vệ bác sĩ có thể áp dụng những cách chữa dị ứng với cá ngừ phù hợp hơn, tránh gây hiểm.
2. Cách trị dị ứng cá ngừ bằng kem Yoosun Baby
Đối với những trẻ bị dị ứng với cá ngừ ở mức độ nhẹ, chỉ xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy bạn có thể sử dụng kem Yoosun Baby.
Với đặc tính kháng nước và kết hợp cùng với thành phần kẽm oxit, D-panthenol, chiết xuất rau má, Bisabolol sẽ giúp làm dịu da khi bị ngứa do dị ứng, ửng đỏ.
Ngoài ra, các thành phần có trong kem Yoosun Baby còn giúp bổ sung chất kháng khuẩn, bảo vệ da, giúp da tránh khỏi những tác động của vi khuẩn gây tổn thương và viêm da.
Chiết xuất rau má có trong kem còn giúp phục hồi và tái tạo da hiệu quả.
Có thể thấy, bảng thành phần của kem Yoosun Baby hoàn toàn lành tính, an toàn.
Sản phẩm không chứa corticoid, không chứa Paraben và không gây dị ứng nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng ngay cả trong trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng cá ngừ.
Cách dùng Yoosun Baby để trị dị ứng cá ngừ rất đơn giản như sau:
– Trước khi bôi kem mẹ nên rửa sạch sẽ vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng. Sau đó dùng khăn sạch mềm để thấm khô da.
– Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ rồi lấy một lượng kem Yoosun Baby vừa phải lên đầu ngón tay.
– Thoa kem đều lên vùng da bị mẩn đỏ, nổi mề đay để khô tự nhiên.
Để kem phát huy hết tác dụng mẹ nên dùng ngay sau khi tắm cho con. Ngoài ra, nên thoa ngày 2-3 lần và thoa trước khi đi ngủ. Chỉ sau khoảng 2 ngày sử dụng các triệu chứng dị ứng với cá ngừ sẽ giảm dần.
Khi bị dị ứng cá ngừ xuất hiện những triệu chứng nặng bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bạn cần giải đáp thêm bất cứ câu hỏi nào hãy liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua tổng đài miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.