Trị hăm bằng lá chè xanh là phương pháp dân gian đã được rất nhiều người áp dụng từ xa xưa. Với phương pháp dùng lá trà, làn da của bé sẽ trở nên khô ráo hơn, giảm thiểu tình trạng ẩm ướt vùng kẽ, gây tích tụ vi khuẩn và hăm da. Vậy trên thực tế mẹo trị hăm nay có thực sự hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Nội dung chính
I. Công dụng của lá chè với làn da của bé
Chè xanh được xem là loại lá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong số các loại lá trà, đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da như:
1. Chữa hăm da, làm dịu vết rôm sảy
Hăm da thường xảy ra ở bẹn, cổ, các nếp gấp và vùng mông…của trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh là do trẻ mặc quần áo chật chội, gây mồ hôi và chất bẩn ẩm ướt, khiến vi khuẩn hình thành và phát triển.
Vì thế, từ ngày xưa, ông bà ta đã dùng lá trà xanh để chữa hăm cho trẻ, vì trong lá chè có chứa nhiều loại tanin giúp ngăn ngừa hăm da, chống oxy hóa, kháng nấm và diệt khuẩn.
Chữa hăm bằng lá chè xanh được áp dụng phổ biến với nhiều phương thức như: Nấu nước tắm, thoa nước cốt trà xanh trực tiếp lên da hoặc dùng lá chè khô…
2. Khử mùi hôi do đeo bỉm tã trong thời gian dài
Việc thường xuyên mang tã sẽ khiến cho vùng kín của trẻ có mùi hôi do nước tiểu, mồ hôi và chất bẩn.
Không những thế những chất này còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, gây hăm tã.
Việc tắm nước lá trà xanh sẽ giúp làn da trẻ có mùi hương thơm dịu, đồng thời sát khuẩn giúp con khử mùi mồ hôi, chống dị ứng hiệu quả.
3. Không gây kích ứng da
Những sản phẩm sữa tắm chứa chất tẩy rửa sẽ khiến làn da của trẻ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
Nếu mẹ tắm cho bé bằng loại lá trà xanh tự nhiên, được nuôi trồng trong môi trường xanh sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng da và giúp da trẻ mịn màng hơn.
II. Các bước trị hăm bằng lá chè xanh cho bé
Với những công dụng tuyệt vời trên, nên từ xưa ông bà ta đã áp dụng phương pháp trị hăm bằng lá chè xanh. Cùng tìm hiểu những cách sử dụng lá trà xanh tại nhà.
1. Cách giã lá trà xanh thoa lên vết hăm
Với phương pháp này, mẹ sẽ dùng trực tiếp nước cốt từ lá trà để thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Trong lá chè tươi có nhiều tanin và một số vitamin, giúp diệt khuẩn và chữa hăm da hiệu quả.
Giã lá trà xanh và bôi lên vùng da bị hăm của trẻ
– Nguyên liệu cần dùng: 2-3 lá trà xanh tươi đã rửa sạch với nước, 1 chiếc khăn xô, cối giã, dụng cụ lọc bã, một chiếc bát sạch, nửa muỗng cà phê muối cùng 5ml nước đun sôi để ấm (nhiệt độ từ 30-38 độ C)
– Cách thực hiện:
+ Cho lá trà xanh và muối vào cối để giã nhuyễn, trong quá trình giã, mẹ cho từ từ phần nước ấm, tạo thành hỗn hợp nước cốt trà.
+ Đổ hỗn hợp vào dụng cụ lọc, lấy nước và bỏ đi phần bỏ trà.
+ Mẹ nên lọc khoảng 2-3 lần để phần nước cốt trong và sạch bã nhất. Bảo quản phần nước cốt này trong chiếc bát sạch.
+ Tắm trước cho bé bằng nước sạch, lau khô sạch sẽ.
+ Dùng khăn thấm vào nước cốt trà, thoa trực tiếp lên các vị trí mông, bẹn, hay các vị trí hăm khác của bé và massage nhẹ nhàng.
+ Đợi 1-2p để phần nước cốt thấm vào da trẻ và khô lại. Sau đó mẹ hãy đóng bỉm, mặc quần áo thoải mái cho con.
2. Phương pháp loại bỏ hăm tã bằng nước trà xanh
Nấu nước lá chè xanh tươi tắm cho bé là cách hiệu quả, đơn giản được áp dụng nhiều vì mang lại hiệu quả nhanh, giúp giữ nguyên thành phần tinh dầu.
Trị hăm bằng lá chè xanh trong quá trình tắm
– Nguyên liệu cần dùng: 100g lá trà xanh đã được rửa sạch, 1 muỗng cà phê muối, 2 lít nước tắm, một chiếc khăn xô sạch.
– Cách thực hiện:
+ Đun sôi lá trà xanh trong bếp, sau đó đợi nước nguội tự nhiên. Lọc bỏ hết phần lá và cặn, giữ lại phần nước tắm trong xanh.
+ Đổ phần nước ra chậu tắm, pha thêm lượng nước phù hợp để tắm cho trẻ với nhiệt độ từ 35-37 độ C.
+ Tắm trước cho bé bằng nước sạch, sau đó cho bé tắm thêm 1 lần nước trong chậu nước lá khoảng 3-5 phút.
+ Vỗ nước tắm nhè nhẹ lên da, hoặc dùng khăn xô thấm nước và thoa đều lên cơ thể bé. Chú ý không nên lau hoặc kỳ cọ quá mạnh có vì có thể làm tổn thương làn da của bé, gây nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
+ Sau khi tắm xong, mẹ nên rửa qua bằng nước ấm sạch cho trẻ, lấy khăn bông mềm lau sạch và mặc quần áo bằng vải cotton mềm mại, rộng rãi thoáng mát.
3. Mẹo dùng túi lọc trà trị hăm tã cho bé
Phương pháp đặt trà túi lọc vào bỉm/tã có thể sử dụng thường xuyên kèm theo mỗi lần bé thay bỉm. Cách dùng cũng đơn giản như sau:
Chế tạo túi lọc trà để trị hăm bằng lá chè xanh
– Nguyên liệu cần dùng: 10g bột trà xanh hoặc bã trà phơi khô, túi vải xô trắng (5 x 7cm), dây buộc.
– Cách chế tạo túi lọc trà:
+ Lấy bột trà xanh hoặc bã trà sau khi được phơi khô cho vào túi vải xô rồi cột chặt miệng túi.
+ Dùng phần dây buộc để cố định miệng túi sao cho phần nhân bên trong không bị vương ra ngoài.
+ Sau khi đã chế tạo xong túi lọc, mẹ có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Dùng túi bã trà cho vào chậu tắm khi nước còn lạnh, tiếp đó bạn cho nước sôi, để túi trà nổi hẳn lên mặt nước khiến các thành phần trong trà tan ra.
Cách 2: Dùng túi lọc để hút ẩm trong tã bằng cách đặt túi lọc trực tiếp trong tã. Mỗi lần thay bỉm, mẹ cũng thay phần túi lọc mới.
4. Công thức trị hăm bằng chè khô cho trẻ
Lá chè xanh sau khi sử dụng công nghệ sấy khô sẽ giúp chè bảo quản được lâu và dùng nhiều lần. Đây cũng là nguyên liệu trị hăm hiệu quả cho bé với các tinh chất quý.
Trị hăm bằng cách chè khô hãm với nước sôi
Cách sử dụng là chè khô trị hăm cho trẻ:
– Nguyên liệu cần dùng: 100g lá trà xanh khô, bình giữ nhiệt,1 chiếc khăn xô và chậu tắm
– Cách thức thực hiện:
+ Tráng bình giữ nhiệt hãm trà bằng nước sôi để làm sạch.
+ Đổ nước sôi vào ấm, sau đó cho thêm lá trà xanh vào và hãm khoảng 20 – 30 phút.
+ Cho nước trà ra chậu, sau đó mẹ cho thêm nước nguội và tắm cho bé (lúc này mẹ sẽ thấy phần nước ủ có màu vàng sậm).
+ Thực hiện trị hăm bằng nước chè khô cũng giống với cách tắm lá nước lá trà xanh đã được giới thiệu bên trên.
?️?️?️Tìm hiểu thêm: Cách trị hăm tã bằng dầu dừa
III. Lưu ý khi trị hăm bằng lá chè xanh cho trẻ
Trị hăm cho bé bằng nước chè là phương pháp phổ biến được các mẹ bỉm sữa sử dụng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất, mẹ nên chú ý những điều sau:
1. Chọn lá chè chất lượng tốt
Sử dụng lá chè xanh mà bạn biết rõ nguồn gốc của chúng, nên chọn những lá không bị phun thuốc hay sâu bệnh.
Nếu đó là lá bạn hái tại vườn, bạn nên chọn loại lá còn xanh, không quá non hay quá già.
2. Cách sơ chế lá trà
Rửa lá cây thật sạch, miết lá nhẹ nhàng để tránh làm mất hoạt chất trong lá.
Sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, các chất độc hại (nếu có), rồi rửa sạch lại bằng nước.
Cuối cùng, mẹ vò nát rồi đun sôi hoặc giã lá trà lấy nước cốt rồi đun sôi.
Điều mẹ cần nhớ là phải sử dụng nước lá đun sôi, để nguội, không dùng trực tiếp lên da của bé.
Vì làn da của trẻ sơ sinh còn rất mỏng manh, dễ bị kích ứng nên trước khi sử dụng mẹ nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên trị hăm bằng lá chè xanh cho trẻ trên 1 tuổi.
3. Lưu ý trong quá trình tắm
Tắm quả cho trẻ bằng nước ấm để rửa sạch bụi bẩn trên da trước khi tắm với lá trà, pha hỗn hợp nước ta với nước ở tỷ lệ vừa đủ, không nên tắm nước lá quá đặc vì có thể gây xỉn màu da của trẻ.
Trong quá trình tắm, mẹ nên massage nhẹ nhàng, không cào gãi mạnh khiến da bé bị tổn thương.
Việc tắm lá chè cho bé chỉ nên được thực hiện tối đa từ 3 đến 5 phút, sau đó mẹ tráng lại người để loại bỏ bột lá còn sót trên cơ thể.
Khi trẻ bị hăm tã, mẹ nên áp dụng phương trị hăm bằng lá chè xanh khoảng 3 lần/tuần là được.
Sau khi tắm cho con, mẹ sẽ thấy hiệu quả khi vùng da mẩn đỏ sẽ mờ dần, giảm ngứa và có mùi hương dịu nhẹ.
Mẹ nên dùng lại khi da trẻ đã hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc khi trên da xuất hiện những tổn thương như mưng mủ, trầy xước, sưng tấy do vết hăm bị vỡ ra.
( >> Xem thêm kem ngừa hăm da cho bé: https://yoosun.vn/gioi-thieu-yoosun-rau-ma.html )
IV. Ưu nhược điểm của cách trị hăm với trà xanh
– Ưu điểm
Trị hăm bằng lá chè xanh là bài thuốc tự nhiên, không chứa bất kỳ thành phần hóa học nào,được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Đây cũng là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình, giúp trị hăm bẹn, làm dịu vết rôm sảy và giúp làn da bé mịn màng và thơm tho hơn.
Ngoài ra những dưỡng chất trong lá trà xanh còn nuôi dưỡng làn da bé từ sâu bên trong, trị những bệnh viêm nhiễm da thông thường, đồng thời hạn chế việc dị ứng với môi trường và hóa chất sau này.
– Nhược điểm
Việc trị hăm bằng lá chè xanh chỉ thực sự hiệu quả nếu quy trình bạn tắm bé được chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo các khâu an toàn, vì thế mẹ nên xem xét phần lưu ý đã được giới thiệu ở phần trên.
Ngoài ra, trị hăm bằng lá chè xanh chỉ mang lại tác dụng với những trẻ bị hăm da ở tình trạng nhẹ.
Nếu mẹ thấy trẻ bị hăm nặng, sử dụng trong vài tuần mà không thuyên giảm, tốt nhất, mẹ nên áp dụng các phương pháp điều trị tốt hơn như sử dụng kem trị hăm.
Một trong những sản phẩm trị mẹ có thể tìm hiểu để sử dụng cho trẻ đó chính là kem trị hăm tã Yoosun baby.
Kết hợp trị hăm bằng lá chè xanh và kem hăm tã Yoosun Baby
Sản phẩm được bào chế chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh để đặc trị vấn đề hăm tã, rôm sảy – được nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chứng nhận của các cơ quan y tế và được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng.
Do đó, khi mẹ sử dụng cho con để an toàn hơn, quá trình hiệu quả nhanh hơn và không gây ra tác dụng phụ.
Sản phẩm được bào chế dưới dạng Kem thân dầu nên tạo 1 lớp màng kháng nước bảo vệ cho da bé tránh tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu hay các nguyên nhân gây kích ứng.
Yoosun Baby đã được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và đánh giá rất cao, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho các mẹ bỉm sữa thời hiện đại.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.