Trẻ bị trầy xước da là điều khó tránh khỏi khi con đang trong độ tuổi tò mò và hiếu động. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm các biện pháp xử lý và chăm sóc giúp vết thương mau lành, tránh bị nhiễm trùng.
Nội dung chính
I. Nguyên nhân khiến bé phải trầy xước
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ chắc hẳn việc xử lý các vết trầy xước da không còn quá xa lạ. Đây là độ tuổi trẻ khá hiếu động và chưa biết cách bảo vệ bản thân mình.
Trẻ nhỏ chạy nhảy dễ bị trầy xước da
Ngoài ra, xung quanh trẻ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nên trẻ có thể bị trầy xước trong mọi tình huống như:
Chơi đùa, chạy nhảy: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị trầy xước da. Trong khi vui chơi, trẻ bị ngã hoặc va chạm với bất cứ đồ vật nào xung quanh.
Chơi cùng bạn bè: Trẻ nhỏ khi chơi cùng nhau khó tránh khỏi những mâu thuẫn quay ra đánh nhau hoặc cắn nhau. Khi đó những vết trầy xước trên da sẽ xuất hiện.
Chơi đồ vật sắc nhọn: Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị trầy xước da đó là chơi các đồ vật không an toàn. Chúng có thể gây ra những vết đứt nguy hiểm, do đó cha mẹ cần hết sức lưu ý trong việc chọn đồ chơi cho con.
Côn trùng đốt: Bé bị trầy xước mặt cũng có thể là do côn trùng đốt. Chúng không chỉ khiến cho da bị trầy xước mà còn sưng lên gây đau đớn, ngứa ngáy khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
II. Cách xử lý khi trẻ bị trầy xước
Khi bé bị té trầy xước mặt cha mẹ nên biết cách xử lý cơ bản để tránh tình trạng nhiễm trùng và hạn chế để lại sẹo. Tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có những phương pháp khắc phục khác nhau.
1. Trẻ bị trầy xước da nên bôi gì?
Với những vết thương nhỏ, không chảy máu bạn có thể xử lý lại nhà. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng không biết bé bị trầy xước nên bôi gì cho nhanh khỏi?
Rửa sạch vết thương cho trẻ bằng nước muốfai sinh lý
Trước tiên, bạn cần rửa sạch vùng da bị tổn thương với nước sạch để loại bỏ hết cặn bẩn ra ngoài. Bạn không nên sử dụng oxy già hoặc cồn 90 độ. Bởi đây là loại sát trùng quá mạnh sẽ làm tổn thương tế bào và làm chậm quá trình phục hồi của da.
Ngoài dùng nước sạch vệ sinh vết thương bạn còn có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Dung dịch này có tác dụng làm sạch vết thương ngoài mà không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
Sau khi rửa làm khô vết thương bạn nên sử dụng các loại thuốc sát trùng thích hợp như Povidine. Thuốc có tác dụng sát khuẩn vết trầy xước, ngăn ngừa nhiễm trùng để không gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Povidine thường được sử dụng để làm sạch các vết thương hở và niêm mạc. Tuy nhiên, sử dụng Povidine có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để biết chính xác bé bị té trầy xước nên bôi gì? Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
2. Khi nào nên đưa trẻ bị trầy xước đến cơ sở y tế?
Có nhiều trường hợp bé bị trầy xước mặt, tay chân, bạn có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, cũng có những vết thương bạn nên đưa đến bác sĩ để biết em bé bị trầy xước nên nên bôi gì? Cũng như có được phương pháp chăm sóc hiệu quả.
Nếu trẻ thuộc một trong số các trường hợp sau bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
– Trong vết thương có những mảnh thủy tinh hoặc bụi bẩn bám chặt vào không thể loại bỏ được.
– Vết thương trầy xước dài hơn 1,5 cm. Khi nhìn bên ngoài có thể không nghiêm trọng nhưng chúng có khả năng tác động đến những vùng cơ, dây thần kinh, dây chằng bên dưới da.
– Vết thương dài trên mặt, lưng, ngực… dễ để lại sẹo. Bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách.
III. Một số lưu ý khi chăm sóc vết trầy xước cho bé
Ngoài việc tìm phương án xử lý phù hợp, cha mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề chăm sóc. Bởi đây là yếu tố quan trọng, giúp vết thương của trẻ mau lành và tránh được tình trạng viêm nhiễm.
Vệ sinh sạch sẽ vết thương hàng ngày cho bé
Khi chăm sóc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị trầy xước da bạn nên:
– Kiểm tra vết thương hàng ngày khi thay băng.
– Không nên quấn băng quá chặt ở ngón chân hoặc ngón tay, vì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu.
– Khi gỡ băng gạc nếu như có chảy máu bạn hãy ngâm vào chậu nước ấm rồi nhẹ nhàng tháo chúng ra. Không nên làm quá nhanh sẽ khiến cho vết thương trở nên trầm trọng hơn.
– Nên lựa chọn thuốc bôi vết thương trầy xước cho bé an toàn, lành tính. Cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.
– Sử dụng kem bôi trầy xước da cho bé đúng cách không nên lạm dụng quá mức.
– Nếu thấy trẻ bị sốt, vết thương sưng mủ, vùng da bị tấy đỏ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những cách xử lý và lưu ý khi trẻ bị xước da mà bạn nên nắm được. Nếu bạn còn có câu hỏi nào muốn được tư vấn ngay vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem Yoosun Baby qua tổng đài 1800.1125 (miễn cước phí).
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.