Bước vào giai đoạn chuyển mùa, trẻ rất dễ phản ứng với việc thời tiết thay đổi đột ngột, trong đó một số trẻ thường bị dị ứng thời tiết. Vì sao em bé bị dị ứng thời tiết, cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này bạn nhé!
Nội dung chính
I. Trẻ bị dị ứng thời tiết là như thế nào?
Trẻ em dị ứng thời tiết là tổng hợp các phản ứng của cơ thể, báo hiệu hệ miễn dịch đang bị những thay đổi thất thường của thời tiết tấn công chẳng hạn như hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn…
Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết
II. Nguyên nhân bị dị ứng thời tiết ở trẻ em
Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng yếu… Ngoài ra, hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ em còn có thể do:
Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra
– Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khiến nhiệt độ bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường có sự chênh lệch lớn, trẻ không kịp thích nghi. Vì thế, cơ thể trẻ sẽ tự động tiết ra một lượng lớn histamin, dẫn đến hàng loạt dấu hiệu dị ứng thời tiết ở trẻ em.
– Thời tiết trở nên khó chiều, lúc ẩm ướt, lúc hanh khô, tạo điều kiện cho mầm bệnh (vi khuẩn, phấn hoa…) được phát triển hoặc phát tán. Và đây cũng chính là những nguyên nhân gây dị ứng thời tiết trẻ em.
III. Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ
Một số triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ mẹ không nên bỏ qua đó là:
– Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa: Nổi mẩn ngứa là dấu hiệu thể hiện qua da rất rõ và khá phổ biến. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết
– Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay: Đây là phản ứng của niêm mạc hoặc mao mạch dưới da.
– Viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em: Tình trạng viêm mũi xảy ra do các tác nhân như độ ẩm, nhiệt độ, các tác nhân gây hại có trong thời tiết… Viêm mũi dị ứng thường do dị ứng thời tiết lạnh ở trẻ em nhiều hơn là dị ứng thời tiết nóng.
– Viêm da dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ: Các triệu chứng thường xuất hiện vào những ngày quá lạnh hoặc quá nóng hoặc sau khi thời tiết thay đổi đột ngột. Da bé bị dị ứng thời tiết thường ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn.
– Ho dị ứng thời tiết ở trẻ em: Phản ứng ho hình thành sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ thời tiết.
IV. Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Theo các chuyên gia, sử dụng thực phẩm không phù hợp có thể làm kích thích các phản ứng dị ứng. Vì thế, trẻ bị dị ứng thời tiết không nên ăn/ uống:
Trẻ 1 tuổi bị dị ứng thời tiết
– Thực phẩm lạnh: Đồ ăn hoặc đồ uống lạnh có thể khiến trẻ ho nhiều hơn hoặc dẫn đến co thắt thực quản.
– Thực phẩm giàu đạm: Sushi, gỏi sống, thực phẩm tái sống.. dễ kích thích ngứa ngáy miệng, họng.
– Trái cây dính phấn hoa: Trái cây còn dính phấn hoa có khả năng khiến trẻ bị dị ứng nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần rửa sạch, gọt vỏ hoa quả trước khi cho bé ăn.
– Cần tây và bắp ngô chưa chín có thể khiến bé bị viêm mũi dị ứng. Vì thế, trước khi cho bé ăn, bạn cần nấu chín bắp ngô và cần tây.
– Bên cạnh đó, một số loại phụ gia cũng có khả năng gây dị ứng.
V. Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?
Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết là mối bận tâm lớn của các bậc cha mẹ. Và dưới đây là các cách trị dị ứng thời tiết cho bé bạn nên tham khảo.
1. Dùng thuốc theo đơn
Để tránh trường hợp uống sai thuốc, khiến tình trạng dị ứng nặng thêm, bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Vậy bé bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Các bác sĩ có thể kê đơn:
Kem bôi da Yoosun Baby cho trẻ em
– Epinephrine: Thuốc sử dụng theo đường thở hoặc tiêm, giúp làm giảm triệu chứng do dị ứng thời tiết.
– Nhóm kháng Histamin H1: Giảm triệu chứng phát ban, mẩn ngứa và làm lành tổn thương trên da.
– Nhóm thuốc chứa corticoid: Tác dụng chống viêm và ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.
– Kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ bôi để giảm ngứa ngáy, bong tróc… trên da. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng thêm kem bôi da Yoosun Baby cho trẻ em. Với thành phần an toàn, lành tính, không chứa parabens, corticoid, Yoosun Baby có thể làm giảm viêm ngứa, làm dịu da cho trẻ.
2. Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao? Trong các trường hợp nhẹ, một số ba mẹ vẫn thường áp dụng các biện pháp dân gian như:
Bé bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
– Đắp khoai tây: Nhựa khoai tây có thể giúp kháng viêm và kháng khuẩn. Vì thế, bạn có thể cắt khoai tây thành các lát mỏng rồi đắp lên các vùng da bị mẩn ngứa, tổn thương khoảng 20 phút. Sau đó, tắm hoặc rửa lại bằng nước sạch cho bé.
– Dùng dầu dừa: Tương tự như khoai tây, dầu dừa cũng giúp kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm cho da. Bạn thoa dầu dừa lên vùng da bị mẩn ngứa, ửng đỏ, bong tróc của trẻ trong khoảng 20 phút. Sau đó, tắm hoặc rửa sạch lại cho bé là được.
VI. Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?
Làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết? Bên cạnh các giải pháp kể trên, mẹ có thể sử dụng các loại lá cây để tắm, giảm ngứa cho bé.
Trong đó có lá khế, lá tía tô… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ngứa cho làn da. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 năm lá vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến đun sôi cùng với nước sạch, chờ khoảng 5 phút cho dưỡng chất từ lá cây ngấm ra nước.
Trẻ bị dị ứng thời tiết nên làm gì?
Sau đó, bạn pha nước nguyên chất với nước sạch để có nước khoảng 37 – 38 độ C dùng tắm cho bé. Tắm nước lá xong, mẹ nên tắm lại một lần nữa với nước sạch là được.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu nước lá khế tắm cho bé
VII. Cách phòng tránh dị ứng thời tiết cho bé
Trong dân gian vẫn luôn quan niệm, phòng hơn chữa. Vì thế, nếu được, hãy tìm mọi cách để đề phòng dị ứng thời tiết cho bé bạn nhé.
Để hạn chế các tác nhân gây dị ứng thời tiết cho bé, ba mẹ nên chú ý một số điểm sau đây:
– Mỗi khi đi ra ngoài về, ba mẹ nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới cho bé.
– Vào những ngày trời nổi gió to, nhà cần được đóng kín cửa, có thể bật điều hòa ở nhiệt độ phù hợp để lọc không khí.
– Nên hạn chế cho bé vui chơi ngoài trời vào những ngày thời tiết chuyển mùa. Vì trong không khí thời điểm đó có rất nhiều tác nhân gây hại.
– Hãy chú ý lượng quần áo mặc cho trẻ, đảm bảo thân nhiệt không bị quá nóng hoặc quá lọc.
– Nếu gia đình có điều kiện, nên sử dụng máy lọc không khí hoặc đèn xông tinh dầu.
Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn về tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em, cũng như cách điều trị và phòng tránh tình huống này. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.