Trẻ bị dị ứng ngứa là phản ứng có liên quan tới hệ thống miễn dịch có triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng. Thậm chí có một số trường hợp bị sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, cha mẹ nên nắm được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý để bảo vệ sức khỏe cho con.
Nội dung chính
I. Trẻ bị dị ứng – Thông tin bố mẹ nên biết
Dị ứng bắt đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ hiểu nhầm một chất bình thường vô hại trở thành mối xâm lược nguy hiểm.
Dị ứng gây mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trẻ nhỏ
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ tạo ra các kháng thể chống lại những chất dị ứng đó và lưu lại trong máu.
Nếu như trẻ tiếp xúc một lần nữa, những kháng thể này sẽ giải phóng một số hóa chất của hệ miễn dịch như histamin và gây nên các dấu hiệu dị ứng.
II. Trẻ bị dị ứng do đâu?
Em bé bị dị ứng da khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Chúng có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ qua nhiều đường khác nhau như: Tiếp xúc qua da, tiêm chích, thở, ăn uống….
Dị ứng ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:
1. Da em bé dị ứng do thuốc
Em bé bị dị ứng nổi mề đay còn do một số loại thuốc khi dùng để điều trị bệnh.
Ví dụ như thuốc chống co giật, thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, để xác định xem dị ứng do thuốc hay không bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
2. Dị ứng do thực phẩm
Một số loại thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị dị ứng nổi đỏ.
Đặc biệt là các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, hồ đào, óc chó…), đậu phộng, hải sản, cá, trứng, sữa…
3. Một số nguyên nhân khác
Một số dị nguyên khác có thể khiến bé bị dị ứng nổi mề đay như:
– Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại.
– Nấm mốc trong nhà hoặc ngoài trời cũng là những dị nguyên khiến trẻ bị dị ứng mề đay.
– Lông, vảy động vật như chó mèo, ngựa, thỏ…
– Mối mọt có trong chăn ga gối đệm cũng như những vật dụng trong nhà có hơi ẩm.
– Do nọc độc côn trùng, khi trẻ bị ong, ong vò vẽ hoặc ong bắp cày đốt có thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như sưng tấy/mẩn đỏ, ngứa ngáy…
III. Dấu hiệu khi trẻ bị dị ứng
Em bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện tại một hoặc nhiều vị trí, cơ quan trên cơ thể.
Dấu hiệu dị ứng ở trẻ có thể không giống nhau, tuy nhiên bạn có thể nhận biết tình trạng này qua một số triệu chứng phổ biến sau:
– Dấu hiệu trên da: Bé bị dị ứng nổi mẩn đỏ trên mặt, phát ban, ngứa ngáy khó chịu.
– Dấu hiệu ở mũi: Trẻ có thể bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
– Dấu hiệu ở miệng: Ngứa họng, khản giọng, khó nuốt…
– Dấu hiệu hệ tiêu hóa: Trẻ bị nôn, tiêu chảy, co thắt…
– Ngoài ra, dị ứng ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi còn gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt…
IV. Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ em khi bị dị ứng thường hiểu hiện với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với những trường hợp nhẹ như nổi mề đay, khô da, da mẩn đỏ, chảy nước mũi… sẽ không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ. Triệu chứng này có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Sốc phản vệ có thể do một số dị nguyên khác nhau gây nên như: Thuốc, nọc độc côn trùng, cao su và những chất khác. Khi bị sốc phản vệ những triệu chứng tiến triển rất nhanh, do đó cha mẹ cần theo dõi hiện tượng để đưa bé đi cấp cứu kịp thời.
V. Trẻ bị dị ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trẻ bị dị ứng kiêng gì? Ăn gì là một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra. Nếu xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý, những dấu hiệu ngứa ngáy và sưng đỏ sẽ giảm bớt, nhờ đó mà con cũng cảm thấy thoải mái hơn.
1. Bé bị dị ứng mẩn ngứa nên ăn gì?
Nếu bạn chưa biết trẻ bị dị ứng nên ăn gì hãy tham khảo và bổ sung các thực phẩm dưới đây trong thực đơn ăn hàng ngày cho bé:
Thực phẩm giàu omega 3: Khi trẻ dị ứng mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu omega 3 để giảm nguy cơ dị ứng cũng như các yếu tố dị nguyên khác. Ngoài ra, chất này có khả năng chống viêm, giúp giảm viêm do dị ứng gây nên. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá thu, trứng cá…
Trái cây tươi: Hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe. Khi bổ sung sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ đồng thời ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm.
Ăn các loại rau họ cải: Nếu bạn đang lo lắng trẻ bị dị ứng phải làm thế nào? Cho ăn gì thì các loại rau xanh là gợi ý tuyệt vời. Với hàm lượng vitamin C lớn, nhóm rau này có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch ổn định. Đồng thời, vitamin C cũng là chất tự nhiên có khả năng kháng histamin. Vì vậy, khi ăn các loại rau cải sẽ giúp giảm bớt triệu chứng viêm nhiễm, da nổi mẩn.
Ăn sữa chua: Với những trường hợp trẻ dị ứng sưng môi, nổi mề đay… bạn nên bổ sung sữa chua hàng ngày để cải thiện các triệu chứng.
Thịt lợn nạc: Đây là loại thịt đỏ giàu khoáng chất và protein tốt cho da, do đó, bạn nên bổ sung thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày.
2. Trẻ bị dị ứng kiêng ăn gì?
Nếu muốn giảm nhanh các triệu chứng do dị ứng trẻ không nên ăn một số thực phẩm dưới đây:
Hải sản: Tôm, cua, ghẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đối với trẻ bị dị ứng không nên ăn. Bởi trong hải sản có chứa histamin có khả năng tăng nguy cơ dị ứng. Khi trẻ nạp vào trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng và việc điều trị khó khăn hơn.
Tránh cho con ăn hải sản khi bị dị ứng
Sữa và thực phẩm từ sữa: Bé bị dị ứng phải làm sao? Cha mẹ nên cho con kiêng sữa và thực phẩm từ sữa vì nhóm thực phẩm này có chứa lượng lớn các chất kích thích sự phát triển của những tác nhân gây dị ứng.
Thực phẩm có vị chua: Trẻ bị dị ứng nên kiêng gì? Bạn cũng không nên cho con ăn những thực phẩm có vị chua như chanh, cải chua… Bởi chúng có thể gây hại cho thận và hệ tiêu hóa, quá trình thải độc của cơ thể cũng giảm xuống. Do đó, bệnh sẽ lâu khỏi và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại vùng da dị ứng.
IV. Trẻ bị dị ứng phải làm sao cho nhanh khỏi?
Khi con xuất hiện những dấu hiệu dị ứng cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
1. Trẻ bị dị ứng uống thuốc gì?
Để điều trị dị ứng cho trẻ với những trường hợp nặng bác sĩ có thể kê các loại thuốc uống hoặc bôi.
Thuốc uống thường là thuốc kháng histamin.
Thuốc bôi là dạng kem hoặc mỡ dùng để bôi bên ngoài da.
Những loại thuốc này khi bôi có tác dụng làm dịu các triệu chứng như hắt hơi, tắc nghẽn, chảy mũi, phát ban, khò khè… Khi sử dụng thuốc có thể gây ra một số phản ứng nhẹ như buồn nôn, buồn ngủ, khó chịu…
Lưu ý: Để biết trẻ bị dị ứng bôi thuốc gì? bạn cần phải đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Không được phép tự ý mua thuốc điều trị, dùng thuốc đúng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
2. Bé bị dị ứng tắm lá gì?
Nhiều cha mẹ thường băn khoăn không biết trẻ bị dị ứng tắm lá gì? Để giảm nhanh các triệu chứng. Mẹ có thể dùng một số lá như: Lá khế, trà xanh, sài đất để tắm cho con.
Tắm lá khế là cách điều trị dị ứng ở trẻ em an toàn
Tuy nhiên, trước khi tắm mẹ cần chú ý lựa chọn lá tươi xanh, không sâu bệnh. Sau đó, đun nước tắm cho con như bình thường.
Khi con tắm xong, mẹ nên bôi kem Yoosun Baby để cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho da. Đồng thời với thành phần kẽm oxit và D-panthenol hàm lượng cao sẽ giúp dịu mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng gây nên.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ bị dị ứng. Nếu còn câu hỏi nào muốn được giải đáp hãy liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ của Yoosun Baby tư vấn cụ thể.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.