Phấn rôm có khả năng hút ẩm, thường được các mẹ thoa lên da sau khi tắm để tránh bị ẩm ướt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ thường dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh, vì lầm tưởng rằng tính hút ẩm của nguyên liệu này có thể làm lành vùng da hăm của bé. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung chính
I. Tác hại của việc dùng phấn rôm trị hăm cho bé
Thời điểm hiện nay, có rất nhiều mẹ bỉm sữa đang sử dụng phấn rôm thoa lên bộ phận sinh dục hay các nếp gấp trên da của trẻ để giảm thiểu mùi hôi, cũng như hỗ trợ điều trị hăm cho bé.
Điều này vô cùng nguy hiểm, vì nếu lạm dụng phấn rôm không đúng cách, làn da của bé sẽ gặp phải những hệ luy vô cùng nghiêm trọng như:
1. Làm bít lỗ chân lông của trẻ
Như đã nói, nhiều mẹ nghĩ rằng thoa phấn rôm trị hăm nhờ làm mịn và giúp da khô thoáng.
Lạm dụng phấn rôm trực tiếp trên da bé dễ gây bít lỗ chân lông
Tuy nhiên việc lạm dụng phấn rôm khi làn da trẻ đang bị tổn thương và kích ứng là điều hoàn toàn sai lầm. Thậm chí, những bột phấn li ti còn khiến bít lỗ chân lông, gây ra bệnh viêm, hăm da nặng cho trẻ.
Bên cạnh đó, việc bôi phấn trực tiếp lên da cũng có thể gây ra tình trạng phấn không đều, nơi nhiều nơi ít, khiến lỗ chân lông bị bít tắc, đặc biệt là ở những vùng có ngấn như cổ, nách, bẹn…
Ngoài ra, phần phấn rôm còn dư thừa khi kết hợp với mồ hôi còn khiến làn da của bé bị kích ứng.
2. Gây ảnh hưởng tới vùng kín của bé
Những thành phần chính của phấn rôm bao gồm: Bột talc, muối canxi,… một số chất tạo mùi thơm.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bột talc dễ tạo ra các khối u ác tính trên cơ thể, đặc biệt là tại phổi, buồng trứng.
Thành phần rôm Talc trong phấn rôm rất có hại cho vùng kín của bé gái
Lý giải về trường hợp này, các nhà khoa học cho biết: Hố chậu và bộ phận sinh dục của bé gái thông với bên ngoài.
Vì vậy, việc thoa phấn rôm trị hăm vùng kín thường xuyên được xem là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn tấn công vào hố chậu thông qua âm hộ, dẫn đến viêm nhiễm hoặc nguy hiểm hơn là các tế bào ung thư phát triển.
Đây là điều khiến các nhà khoa học vẫn cảnh báo rằng tốt nhất cha mẹ không nên mua phấn rôm để dùng trị hăm cho bé.
3. Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ
Mẹ chỉ nên dùng phấn rôm với liều lượng lượng nhất định, việc thoa phấn rôm bừa bãi không những gây kích ứng da mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ.
Mỗi lần thoa phấn rôm cho con, bụi phấn sẽ phát tán trong không khí, gây nguy hại cho trẻ nếu vô ý nuốt vào hay hít phải.
Hàng năm, có rất nhiều ca trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến hệ hô hấp do hít phải phấn rôm.
Lý do chính của tình trạng này là do trẻ bị kích ứng với thành phần talc, gây tắc nghẽn đường thở của bé.
Hít phải phấn rôm thường xuyên sẽ gây “bệnh bụi phổi” tạo các u hạt cũng như xơ hóa vùng mô kẽ.
Lúc này trẻ sẽ có những biểu hiện như ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi.
Vì thế, nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ thêm trầm trọng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi.
Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc phấn rôm cũng cần được theo dõi thường xuyên để tránh các di chứng về sau.
II. Các cách trị hăm an toàn hơn phấn rôm cho bé
Qua những thông tin trên thì mẹ đã biết bị hăm có nên bôi phấn rôm không. Thay vì dùng phấn trị hăm cho bé thì mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
1. Các phương pháp tự nhiên trị hăm
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên được xem là cách trị hăm cho bé khá an toàn. Trong đó, việc sử dụng các loại lá từ tự nhiên an toàn lành tính từ lâu là phương pháp trị hăm tã, hăm cổ,… được nhiều người áp dụng.
Mẹ có thể sử dụng các loại lá có đặc tính kháng nấm và giúp kháng khuẩn tốt như: Lá trầu không, lá khế, lá chè xanh, lá cây mã đề… để nấu nước tắm cho trẻ.
Việc dùng nước lá tắm cho bé vừa giúp trị hăm, vừa phòng tránh các các bệnh ngoài da hiệu quả cho bé.
Các mẹ có thể sử dụng nước ấm để tắm cho bé mỗi ngày, với vùng da bị hăm, mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng, tránh để da bé bị trầy, xước.
Phương pháp này thích hợp với những trẻ bị hăm nhẹ và những vết hăm tã không bị lở loét.
Trước khi sử dụng, các mẹ có thể hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ Đông y để biết loại lá nào phù hợp cho trẻ sơ sinh cũng như liều lượng, kỹ thuật pha nước và quy cách tắm thế nào để dùng cho đúng.
Ngoài ra mẹ cũng cần áp dụng mỗi ngày để giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.
2. Sử dụng sản phẩm hăm
Khi trẻ có dấu hiệu hăm tã, ngoài việc sử dụng các phương pháp vệ sinh an toàn như tắm nước lá,… mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm kem bôi để rút ngắn thời gian lành da.
Trong đó, kem Yoosun Baby ngừa hăm da, dịu mẩn ngứa được nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên dùng.
Kem Yoosun Baby với những tinh chất quý
Vì trên thực tế, đây là dòng kem hỗ trợ bảo vệ làn da nhạy cảm trẻ khỏi các tác nhân gây hăm da như mồ hôi, chất thải và các loại vi khuẩn một cách hữu hiệu.
Kem được bào chế từ những thành phần như kẽm oxid, D-panthenol, chiết xuất bisabolol, rau má, quả bơ, hạnh nhân, Yoosun Baby bảo vệ da trẻ với 3 công dụng chính:
– Tạo lớp màng bảo vệ ngăn ngừa tác nhân gây hăm da như vi khuẩn, vi nấm, các chất gây kích ứng từ môi trường bên ngoài.
– Giúp làm dịu da tại các vùng mẩn đỏ, làm dịu da bị kích ứng, hư tổn.
– Làm săn se da, làm dịu da khi bị hăm và chăm sóc vùng da bị hư tổn.
Vì thế đây là sản phẩm lành tính, dịu nhẹ với làn da bé đang được các mẹ tin tưởng, truyền tay nhau sử dụng để chăm sóc da xinh của các bé yêu.
III. Một số phương pháp phòng ngừa hăm da cho bé
Nguyên nhân hăm da ở bé sơ sinh là lỗi do ba mẹ chưa áp dụng cách chăm sóc đúng cách nên dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tổn thương.
Để phòng tránh tình trạng này, ba mẹ hãy áp dụng những phương pháp sau để bảo vệ làn da mỏng manh của con.
1. Lựa chọn quần áo thoáng mát cho trẻ
Mùa hè nắng nóng khiến trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị hăm.
Mặc quần áo thoáng mát phòng ngừa hăm da cho bé hiệu quả
Tốt nhất, mẹ nên chọn những loại quần áo có chất liệu làm từ cotton để bé cảm thấy dễ chịu, thoáng mát và không làm xước da.
Bên cạnh đó, mẹ cũng tránh mặc quần áo quá chật chội, khiến bé bị khó thở, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.
2. Tắm cho bé với nước sôi để nguội
Trước khi sử dụng các lá tắm như: Lá chè, chanh, kinh giới, sài đất để làm mát da, thì việc tắm trẻ sơ sinh bằng nước sôi để nguội cũng vô cùng tốt với làn da của bé.
Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ nên sử dụng nước sôi để nguội tắm hoàn toàn cho trẻ sơ sinh trong 2 tháng đầu để tránh tác dụng phụ lên da.
Nhiệt độ thích hợp nhất khi tắm cho bé là vào khoảng 37-38 độ C.
Vì thế, nếu chưa có kinh nghiệm pha nước tắm cho con, thì mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước rồi mới đặt trẻ vào chậu để tránh gây bỏng hoặc gây lạnh cho bé.
Sau khi tắm xong, mẹ hãy quấn bé vào trong khăn tắm mềm, lau sạch mọi kẽ da sau đó mới mặc bỉm và quần áo sạch sẽ cho trẻ.
3. Thay tã thường xuyên
Thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh sau mỗi 4 giờ mang tã hoặc khi mẹ phát hiện tã trẻ nặng hơn bình thường là điều cần thiết.
Vì nếu trẻ mang bỉm bẩn quá lâu sẽ tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển, làm cho da bé dễ bị hăm và mẩn ngứa khó chịu.
Mẹ cũng nên dùng các loại tã cotton tự nhiên, mềm mại và không có hóa chất cho bé.
Việc dùng tã có độ thấm hút mồ hôi tốt sẽ giúp da trẻ nhanh khô, thoáng khí, thoải mái và hạn chế việc mẹ dùng phấn rôm trị hăm.
4. Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã
Ngoài việc tắm mỗi ngày thì đây là cách tốt nhất để tránh hăm tã cho trẻ sơ sinh, bạn có thể sử dụng nước ấm và khăn giấy cắt sẵn (dùng loại dày) hoặc khăn lau bằng vải mềm để lau cho trẻ, hoặc rửa sơ qua với nước ấm.
Đặc biệt mẹ không nên sử dụng phấn rôm trị hăm cho trẻ khi trẻ đang bị kích ứng và viêm nhiễm.
Thay vì sử dụng phấn rôm trị hăm thì mẹ có thể bảo vệ làn da bé bằng kem Yoosun Baby, bôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô da cho bé.
Bài viết trả lời câu hỏi phấn rôm có trị hăm không và gợi ý những cách trị hăm đơn giản và an toàn tại nhà cho các bạn tham khảo.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho những mẹ ỉm sữa đang đau đầu khi con bị hăm tã.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.