Dị ứng trứng là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em. Thậm chí, có tới 2% em bé dị ứng trứng gà. Vậy trẻ em dị ứng trứng là do đâu, cách điều trị như thế nào?
Nội dung chính
I. Bé bị dị ứng với trứng là do đâu?
Bé bị dị ứng trứng gà cũng như các loại trứng khác là do hệ thống miễn dịch nhầm tưởng một thành phần vô hại là có hại.
Thông thường, sự hiểu nhầm này là nhằm vào protein có trong trứng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng trứng sữa
Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tiết ra nhiều histamin hơn để bảo vệ cơ thể, gây ra các phản ứng ở ngoài da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…
Dị ứng trứng gà ở trẻ em thường phổ biến hơn các loại trứng khác.
Bởi lẽ, trứng gà được dân gian xem là thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt hơn và dễ mua hơn các loại trứng khác.
Do đó, các bậc phụ huynh thường cho con ăn nhiều trứng gà hơn các loại trứng khác như trứng vịt, trứng cua, trứng cá, trứng kiến…
Ngược lại với trẻ em, dị ứng trứng gà ở người lớn rất hiếm gặp. Đa phần dị ứng trứng có biểu hiện khi còn nhỏ và mất dần khi lớn lên.
II. Dấu hiệu bé dị ứng trứng gà và các loại trứng khác
Biểu hiện dị ứng trứng gà ở trẻ và biểu hiện dị ứng các loại trứng khác khá tương đồng với các biểu hiện sau đây:
Biểu hiện dị ứng với trứng của trẻ nhỏ
– Biểu hiện bé dị ứng trứng gà qua da: mẩn ngứa, nổi mề đay, viêm da.
– Biểu hiện trẻ dị ứng trứng gà qua đường hô hấp: Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi…
– Trẻ bị dị ứng với trứng gà biểu hiện qua hệ tiêu hóa: đi ngoài, nôn, buồn nôn,..
– Bé dị ứng với trứng gà có thể xuất hiện các dấu hiệu hen suyễn như ho, tức ngực, thở khò khè, khó thở.
Dấu hiệu trẻ dị ứng với trứng gà không hoàn toàn giống nhau, thường xuất hiện sau khi ăn trứng vài phút đến vài giờ.
Có trẻ bị nhẹ nhưng cũng có trẻ bị nặng tới mức sốc phản vệ.
Các trường hợp bé sơ sinh dị ứng trứng sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng.
Vì thế, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu càng sớm càng tốt.
Bạn có muốn biết thêm về: Trẻ bị ứng thời tiết?
III. Các loại dị ứng trứng có thể gặp ở trẻ
Bên cạnh dị ứng trứng gà, trẻ còn có thể bị dị ứng các loại trứng khác vì đa phần các loại trứng đều chứa protein, hệ miễn dịch dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là các dạng dị ứng trứng khác ở trẻ, ba mẹ nên lưu tâm.
1. Dị ứng trứng kiến
Trứng kiến là một món đặc sản nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc nước ta. Món ăn này được lưu truyền vì ngon miệng và dân gian cho rằng nó có khả năng chữa bệnh, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Tuy vậy, gần đây ghi nhận nhiều trường hợp bị dị ứng trứng kiến nặng khiến nhiều người lo lắng. Theo các chuyên gia, dị ứng trứng kiến có thể bắt nguồn từ 2 nguyên nhân:
– Trong quá trình làm tổ và đẻ trứng, kiến đã tiết ra nọc độc để bảo vệ tổ.
– Bệnh nhân có cơ địa dị ứng với một thành phần có trong trứng kiến.
Vì thế, với trẻ sơ sinh dị ứng trứng trước đó, cha mẹ nên cân nhắc trước khi cho bé ăn trứng kiến.
2. Dị ứng trứng vịt (dị ứng trứng vịt lộn)
Trứng vịt, trứng vịt lộn cũng chứa protein tương tự như trứng gà. Do đó, hệ miễn dịch cũng có thể hiểu nhầm protein trong trứng vịt là tác nhân gây hại. Do đó, tiết ra histamin để bảo vệ cơ thể và gây ra các phản ứng dị ứng rất khó chịu.
3. Dị ứng trứng ngỗng
Dị ứng trứng ngỗng cũng là tình trạng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với protein có trong trứng ngỗng. Dị ứng trứng ngỗng sẽ biểu hiện qua các bộ phận như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… khiến trẻ khó chịu.
Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với trứng gà hoặc các loại trứng khác, ba mẹ nên cân nhắc trước khi cho bé ăn trứng ngỗng.
4. Dị ứng trứng tôm
Tôm vốn có nhiều chất dinh dưỡng, nên ba mẹ thường để dành trứng tôm để nấu cháo cho bé.
Tuy nhiên, trứng tôm cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng nếu trước đó bé từng bị dị ứng tôm hoặc các loại trứng khác.
5. Dị ứng trứng cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá dễ gây phổ biến. Và trứng cá hồi cũng dễ gây dị ứng tương tự như cá hồi.
Những bé có tiền sử dị ứng cá được khuyên không nên sử dụng cá hồi lẫn trứng cá hồi. Do đó, cha mẹ nên chú ý trước khi cho bé ăn trứng cá hồi.
6. Dị ứng trứng cút
Trứng chim cút mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy vậy, không phải bé nào cũng có thể ăn trứng cút.
Bởi vì, trứng cút chứa protein và hệ miễn dịch rất thường xuyên nhầm lẫn loại protein này là tác nhân gây hại. Do đó, vẫn có tình trạng trẻ bị dị ứng trứng cút.
7. Dị ứng trứng hải sản
Không chỉ hải sản, mà trứng của các loại hải sản cũng có khả năng gây dị ứng. Vì thế, không khó bắt gặp tình trạng trẻ bị dị ứng trứng ghẹ hoặc dị ứng trứng mực.
Do đó, nếu bé có tiền sử bị dị ứng hải sản trước đó, ba mẹ cũng không nên tiếc các loại trứng hải sản mà cho bé ăn, tránh trường hợp bé bị dị ứng trứng hải sản nhé.
8. Dị ứng trứng muối
Trứng muối là một loại thực phẩm có hương vị hấp dẫn, thường được ăn kèm với cơm, cháo…
Tuy đã qua xử lý, nhưng protein trong trứng muối vẫn còn. Vì thế, trẻ vẫn có thể bị dị ứng khi ăn trứng muối.
IV. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng trứng
Dị ứng trứng gà thường phổ biến hơn các loại trứng khác. Do đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu cách xử lý dị ứng trứng gà.
– Việc đầu tiên là phải tìm cách cho trẻ nôn hết trứng mới ăn ra. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm để thanh lọc cơ thể.
– Sau khi trẻ nôn, hãy cho trẻ nằm nghỉ 10 – 20 phút để quan sát tình hình.
– Nếu trẻ bị mẩn ngứa, phát ban, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa, chẳng hạn như kem bôi da Yoosun Baby có khả năng dịu mẩn ngứa, chống sưng viêm.
– Nếu trẻ đi ngoài nhiều, hãy cho trẻ uống nước điện giải để bù nước và bù khoáng.
– Nếu trẻ bị ho nhiều, ba mẹ có thể thử cho bé uống nước chanh, mật ong để giảm ho.
– Trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
– Ngoài ra, dị ứng trứng ở trẻ dưới 1 tuổi cũng rất nguy hiểm, khó xử lý tại nhà. Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Qua bài viết trên đây, hi vọng ba mẹ đã biết cách nhận biết dị ứng trứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, có cách xử lý phù hợp nếu chẳng may bé bị dị ứng trứng.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến dị ứng trứng cũng như cách chăm sóc trẻ nhỏ, ba mẹ vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem ngừa hăm da – dịu mẩn ngứa Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.