Dị ứng thực phẩm là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người có thể gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức để nhận biết sớm các triệu chứng và cách điều trị phù hợp. Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn nắm được.
Nội dung chính
I. Dị ứng thực phẩm là gì? Hình ảnh
Bị dị ứng thực phẩm là hiện tượng một hoặc một số loại thực phẩm nhất định gây đáp ứng miễn dịch bất thường.
Dị ứng thực phẩm gây ngứa ngáy
Điều này xảy ra khi cơ thể nhận nhầm một số loại protein có trong thực phẩm là tác nhân gây hại. Từ đó sẽ kích thích cơ chế bảo vệ bao gồm cả việc giải phóng histamin gây viêm.
Dị ứng thực phẩm mề đay ở một số người có thể gây nên những triệu chứng nghiêm trọng. Thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm như:
– Cơ địa nhạy cảm với chất phụ gia thực phẩm: Một số trường hợp có phản ứng tiêu hóa với những dấu hiệu khác nhau sau khi ăn chất ngọt nhân tạo, phụ gia…
– Thiếu enzyme: Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng enzyme cần thiết để tiêu hóa lượng thức ăn như lượng enzyme lactase không đủ. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa lactose không dung nạp lactose có thể gây đầy bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
– Nhiễm histamin: Đối với một số loại cá biển như cá ngừ, cá thu nếu không được làm đúng cách sẽ chứa lượng lớn các vi khuẩn mang hàm lượng histamin. Histamin sẽ kích hoạt những triệu chứng như bị dị ứng.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm gây ngứa khác như:
– Di truyền: Nhiều trẻ bị dị ứng thực phẩm còn có khả năng do yếu tố di truyền. Nếu như trong gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng với đồ ăn thì trẻ cũng có nguy cao bị dị ứng với loại thức ăn đó.
– Độ tuổi: Phản ứng dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ nhỏ hơn so với người lớn. Bởi trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức khỏe kém, hệ tiêu hóa chưa tốt nên rất dễ bị dị ứng với thực phẩm.
– Môi trường: Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm. Nếu như môi trường sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học vệ sinh kém dễ dẫn đến tình trạng dị ứng.
II. Biểu hiện dị ứng thực phẩm
Đối với một số trường hợp, khi bị dị ứng với thức ăn có thể gây cảm giác không thoải mái nhưng cũng không quá nghiêm trọng với cơ thể. Tuy nhiên, có người xảy ra những triệu chứng nặng, đáng sợ, thậm chí còn đe dọa tới tính mạng.
1. Biểu hiện dị ứng thực phẩm ở trẻ em
Khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với những loại thức ăn, có thể gây nên một số triệu chứng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ như sau:
Da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ
– Vấn đề ở da: Da ngứa rát, phan ban và sưng đỏ.
– Vấn đề hô hấp: Trẻ hắt xì liên tục và co thắt họng kèm thở khò khè. Đây cũng là dấu hiệu dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ.
– Vấn đề về tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn..
– Các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thực phẩm khác như: Chóng mặt, ngất xỉu.
2. Biểu hiện dị ứng thực phẩm ở người lớn
Người lớn có thể nhận biết những triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm như sau:
– Có cảm giác ngứa trong miệng hoặc ngứa ngoài da.
– Da phát ban hay nổi mề đay gây ra những cơn ngứa khó chịu.
– Môi, mặt, lưỡi sưng lên.
– Khi thở có cảm giác khò khè, nghẹt mũi.
Ngoài ra, một số trường hợp bị dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong vô cùng nguy hiểm. Các triệu chứng bao gồm:
– Thắt chặt đường thở,
– Có cảm giác bị nghẹn ở cổ họng hoặc cổ họng bị sưng khiến cho người bệnh thở khó khăn.
– Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột.
– Chóng mặt hoặc mất ý thức.
III. Các loại dị ứng thực phẩm
Dị ứng với thức ăn được phân thành 2 loại chính đó là:
– Dị ứng IgE: IgE là một loại kháng thể có vai trò miễn dịch và nhận diện chống lại sự nhiễm khuẩn. Trong dị ứng IgE, kháng thể IgE được hệ miễn dịch giải phóng ra ngoài.
– Dị ứng không IgE: Kháng thể IgE không xuất hiện mà thay vào đó là những thành phần khác.
IV. Dị ứng thực phẩm và cách điều trị an toàn hiệu quả
Tình trạng này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện sớm qua những triệu chứng dị ứng với thực phẩm nêu trên.
Có rất nhiều người tỏ ra lo lắng không biết bị dị ứng thực phẩm nên làm gì? Điều trị theo cách nào cho an toàn và hiệu quả?
Tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng sẽ có các cách điều trị dị ứng thực phẩm khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Tránh xa thực phẩm gây dị ứng
Khi nhận thấy những dấu hiệu dị ứng trước tiên bạn cần tránh xa những thực phẩm mình đã từng ăn. Sau đó đến bệnh viện, thăm khám để xác định chính xác đâu là thực phẩm khiến cho mình bị dị ứng.
Một số thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dị ứng ở trẻ và người lớn như sau:
– Trứng.
– Sữa bò.
– Đậu nành, lúa mì, đậu phộng.
– Một số loại quả như: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hồ đào…
– Một số loại cá như: Cá thu, cá ngừ, cá tuyết…
– Động vật có vỏ như: Tôm, cua…
Trong đó, đậu phộng và hải sản là thực phẩm dễ gây nên những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên lưu ý kiêng ăn sau khi bị dị ứng.
2. Cách chữa dị ứng thực phẩm bằng thuốc
Nếu bạn đang lo lắng dị ứng thực phẩm phải làm sao cho nhanh khỏi hãy đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ.
Chữa dị ứng với thực phẩm bằng thuốc kháng Histamin
Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán dị ứng như thử nghiệm trên da hoặc trên máu.
Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị dị ứng thức ăn như:
– Thuốc corticoid:
Loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê trong trường hợp người bệnh xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng. Đặc biệt là hiện tượng phù nề cổ họng, sưng mắt, môi…
– Thuốc kháng histamin:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng. Người bệnh sẽ bớt ngứa ngáy, khó chịu.
– Các loại thuốc khác:
Đối với từng trường hợp bị dị ứng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc chữa như thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc kháng IgE, dung dịch bù điện giải…
Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc giữa người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau.
Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc về chữa dị ứng thực phẩm tại nhà.
Với những trường hợp bị dị ứng nhẹ, trên da chỉ xuất hiện ít nốt mẩn đỏ, ngứa bạn có thể tham khảo sử dụng kem Yoosun Baby.
Đây là cách xử lý khi bị dị ứng thực phẩm cho trẻ được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng.
Thành phần kẽm Oxit, D-panthenol hàm lượng cao sẽ giúp làm dịu vùng da bị mẩn ngứa, thô ráp, sưng đỏ…
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn thoa kem đều đặn 2 -3 lần/ngày các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
V. Những thắc mắc thường gặp về dị ứng thực phẩm
Bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng với thực phẩm, tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm nên khi mắc thường băn khoăn:
1. Bị dị ứng thực phẩm bao lâu thì khỏi?
Bị dị ứng với thực phẩm sẽ gây ra những cơn ngứa ngáy, thậm chí có nhiều trường hợp khó thở, sưng họng…
Vì vậy, người bệnh thường lo lắng không biết bao lâu sẽ khỏi dị ứng.
Dị ứng bao lâu khỏi sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người…
Tuy nhiên, người bệnh thường sẽ hết dị ứng sau 4-24 giờ và khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, bạn cần biết cách điều trị cũng như chăm sóc phù hợp.
Đối với trẻ nhỏ khi dị ứng do hải sản thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn. Ngoài ra, dị ứng cũng có thể tái phát nhiều lần.
2. Dị ứng thực phẩm có nguy hiểm không?
Các trường hợp bị dị ứng thực phẩm thường không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Hầu như chúng chỉ gây tổn thương da, tạo nên những cơn ngứa ngáy khó chịu.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng xuất hiện với những dấu hiệu nhẹ. Đã có không ít người bị dị ứng thực phẩm và bị sốc phản vệ.
Các triệu chứng sốc phản vệ diễn ra khá nhanh. Do đó, bạn không nên chủ quan đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nếu không cấp cứu kịp thời và điều trị đúng cách sốc phản vệ có thể đe dọa tới tính mạng.
3. Dị ứng thực phẩm không nên ăn gì và ăn gì?
+ Dị ứng với thực phẩm nên ăn:
– Rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nên ăn nhiều rau xanh khi bị dị ứng với thực phẩm
– Ăn sữa chua hàng ngày.
– Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
+ Dị ứng với thực phẩm không nên ăn:
– Tránh xa các loại thực phẩm đã và gây kích ứng.
– Tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều đường.
– Không ăn thức ăn có nhiều gia vị mặn.
– Kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm như: Tôm, cua, thịt bò, trứng…
– Hạn chế sử dụng sữa bò cũng như những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến da, tim mạch và hệ tiêu hóa.
Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu về thành phần thực phẩm trước khi sử dụng.
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 18001125 để được tư vấn.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.