Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với một thành phần nào đó có trong thức ăn. Cả dị ứng thức ăn ở người lớn và dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ đều là những tình trạng không hiếm gặp. Vậy xử lý khi bị dị ứng thức ăn như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Nội dung chính
I. Dị ứng thức ăn – Những thông tin cần biết!
Dị ứng với thức ăn có thể xảy đến với bất kỳ độ tuổi nào. Khi đã bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó, dù có ăn ít thì cơ thể chúng ta vẫn phản ứng lại với nó.
Hiện tượng dị ứng thức ăn bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
1. Bệnh dị ứng thức ăn là gì, nguyên nhân do đâu?
Tình trạng người lớn và trẻ em bị dị ứng thức ăn được giải thích như sau: Trong quá trình chúng ta ăn uống, hệ miễn dịch có thể hiểu nhầm một thành phần nào đó trong thức ăn vốn dĩ vô hại thành có hại.
Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phát ra tín hiệu, làm tăng nồng độ histamin trong cơ thể, kéo theo các triệu chứng dị ứng của các bộ phận như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp…
Về bản chất, dị ứng thức ăn không giống với không dung nạp thức ăn. Dị ứng thức ăn có thể nguy hiểm hơn nhiều không dung nạp thức ăn.
2. Dấu hiệu dị ứng thức ăn
Người lớn và em bé bị dị ứng thức ăn thường xuất hiện các triệu chứng điển hình dưới đây:
– Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa: Biểu hiện da bị dị ứng thức ăn điển hình nhất chính là ngứa ngáy. Các vết ngứa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy vậy, chúng ta không nên gãi tránh gây tổn thương cho da.
Dị ứng thức ăn bị ngứa
– Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Mề đay có thể nổi lên toàn thân hoặc một vài bộ phận của cơ thể.
– Dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ: Nhẹ hơn mề đay, dị ứng thức ăn cũng khiến da nổi mẩn đỏ.
– Dị ứng thức ăn bị sưng mặt: Bên cạnh khuôn mặt thì mắt, mũi, miệng, mu bàn tay, bàn chân, lưỡi, cổ họng… cũng có thể bị sưng.
– Bên cạnh các biểu hiện bên ngoài da, dị ứng thức ăn cũng gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đi ngoài, nôn, mửa,..
– Hệ hô hấp cũng lên tiếng với các vấn đề như thở khò khè, khó thở, ho…
Dị ứng thức ăn sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu có các dấu hiệu của sốc phản vệ, vì tình huống này sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bạn có quan tâm: Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả!
3. Dị ứng thức ăn có nguy hiểm không?
Dị ứng thức ăn dạng nhẹ có thể tự khỏi, tuy vậy, trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn cũng rất nguy hiểm vì có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng tính mạng.
Dị ứng thức ăn hải sản
Các triệu chứng dưới đây cần được theo dõi và cấp cứu ngay nếu không muốn những hệ lụy nghiêm trọng về sau:
– Đường thở bị thắt chặt
– Cổ họng sưng đau, nghẹn
– Huyết áp giảm nhanh, đột ngột, sốc.
– Mạch và tim đập nhanh
– Mất ý thức
4. Dị ứng thức ăn có được tắm không?
Dị ứng thức ăn nếu được tắm đúng cách hoàn toàn không làm nghiêm trọng các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa…
Hơn nữa, tắm rửa sạch sẽ, đúng cách còn ngăn ngừa viêm nhiễm do vi khuẩn cư trú dưới da.
5. Dị ứng thức ăn kiêng gì?
Trong thời gian bị dị ứng thức ăn, bạn nên kiêng các thực phẩm sau đây:
– Giảm ăn đường: Vì nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ gây nên tình trạng quá mẫn.
– Giảm ăn muối: Vì muối có thể kích thích thần kinh ngoại biên.
– Không sử dụng các thực phẩm gây kích thích như rượu, bia, ớt, tiêu, cà phê,…
– Nên giảm thức ăn chứa nhiều nước như canh, súp… nếu bạn đang bị phù nề do dị ứng thức ăn.
– Kiêng các thực phẩm nhiều đạm, dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa…
II. Những đối tượng dễ bị dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi, nhưng các trường hợp sau đây dễ mắc phải hơn:
Trẻ 8 tháng bị dị ứng thức ăn
– Dị ứng thức ăn ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường phổ biến vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển một cách toàn diện.
– Tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh liên quan đến hô hấp và da như hen suyễn, chàm, phát ban…
– Dị ứng thức ăn khi mang thai cũng tương đối phổ biến. Vì phụ nữ khi mang thai cơ thể thường nhạy cảm hơn bình thường.
– Người đã từng dị ứng với thức ăn, có nguy cơ mắc lại rất cao.
III. Dị ứng thức ăn bao lâu thì hết?
Với câu hỏi dị ứng thức ăn kéo dài bao lâu, Yoosun Baby xin giải đáp như sau:
Thời gian khỏi dị ứng thức ăn nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người.
Dị ứng thức ăn bao lâu thì khỏi?
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị dị ứng thức ăn nhẹ sẽ khỏi sau khoảng 4 – 24 giờ.
Trường hợp nặng hơn dị ứng có thể kéo dài 2 – 3 ngày, thậm chí có người cần tới vài tuần để khỏi hẳn bệnh.
IV. Bị dị ứng thức ăn nên làm gì?
Khi bị dị ứng thức ăn, chúng ta nên xử lý như sau:
Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?
– Ngay lập tức dừng ăn thực phẩm gây dị ứng.
– Nếu được, hãy cố gắng nôn hết những thực phẩm vừa ăn, vì chúng ta tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
– Sau đó, người bị dị ứng nên nằm nghỉ ngơi khoảng 20 phút và quan sát tình hình.
– Tiếp đến, hãy đưa người bệnh tới các cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
Bạn đã biết về: Dị ứng trứng?
V. Dị ứng thức ăn uống thuốc gì?
Người lớn và trẻ bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì là mối bận tâm của nhiều người. Tuy vậy, Yoosun Baby khuyên bạn không nên tự sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn từ bác sĩ.
Xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Trong trường hợp bị dị ứng thức ăn, cách tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề (có thể thực hiện xét nghiệm dị ứng thức ăn), từ đó chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Thuốc điều trị dị ứng thức ăn thường được chỉ định đó là:
– Thuốc kháng histamin: Giúp giảm các triệu chứng khó chịu, thường được chỉ định khi bị các loại dị ứng thức ăn nhẹ.
– Thuốc steroid: Bác sĩ sẽ kê toa khi bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng.
– Trường hợp sốc phản vệ: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc phù hợp.
V. Chữa dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn
Ngoài uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp chữa dị ứng thức ăn tại nhà dưới đây:
– Uống nước giấm táo: Đây là cách điều trị dị ứng thức ăn khá đơn giản. Bạn chỉ cần pha giấm táo nguyên chất với nước ấm để uống. Nước giấm táo có tác dụng kháng lại histamin, đồng thời giúp hệ miễn dịch nhanh chóng bình phục lại.
– Uống nước gừng: Loại nước này giúp giảm mẩn ngứa, phát ban trên da.
Bị dị ứng thức ăn nên uống gì?
– Đắp gel nha đam lên da: Nhằm làm dịu các vết thương, mẩn ngứa trên da.
– Đắp lá trầu không để ngăn ngừa nổi mẩn.
Như vậy chúng ta đã hiểu hơn về dị ứng thức ăn và cách điều trị. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn trực tiếp nhé.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.