Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả!

Bước vào mùa hoa nở rộ, cũng là thời điểm nhiều người lớn và trẻ em bị bệnh dị ứng phấn hoa. Hiện tượng này có thể không quá nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện. Do đó, đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về dị ứng phấn hoa và cách điều trị.

I. Dị ứng phấn hoa là gì? Tại sao bị dị ứng phấn hoa?

Với câu hỏi, tại sao lại bị dị ứng phấn hoa, Yoosun Baby xin giải đáp như sau.

Theo thống kê, phấn hòa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng khá phổ biến. Dị ứng phấn hoa thực phẩm là do khi phấn hoa bay vào mũi, họng, mắt, hoặc tiếp xúc với da, hệ miễn dịch đã hiểu lầm nó là tác nhân gây hại, cần phải tiêu diệt.

dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa ngứa mắt

Sở dĩ, hệ miễn dịch nhận diện phấn hoa là tác nhân gây hại vì nó chứa các thành phần như protein, phosphore, cellulose, dextrin…

Khi nhận diện nhầm, hệ miễn dịch sẽ làm tăng histamin trong cơ thể và gây ra các phản ứng dị ứng. Mặc dù triệu chứng của người lớn và trẻ dị ứng với phấn hoa không quá nguy hiểm, nhưng nó lại gây nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Do đó, bạn nên tìm hiểu về biểu hiện dị ứng phấn hoa, các loại thuốc chữa dị ứng phấn hoa và cách phòng dị ứng phấn hoa.

II. Triệu chứng dị ứng phấn hoa

Dưới đây là các dấu hiệu dị ứng phấn hoa mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết:

– Da dị ứng với phấn hoa thường có biểu hiện ngứa ngáy, nóng đỏ, mẩn ngứa, hoặc sưng lên. Nếu chỉ có da bị dị ứng phấn hoa còn các bộ phận khác của cơ thể vẫn bình thường, chúng ta không cần quá lo lắng. Vì bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn.

– Dị ứng phấn hoa nổi mề đay: Đây cũng là dấu hiệu bị dị ứng phấn hoa khá phổ biến. Da nổi những nốt mề đay dày đặc, thường kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.

– Khi mắt dị ứng phấn hoa (dị ứng phấn hoa ở mắt) có thể bị ngứa trong lòng mắt, đỏ mắt; sưng nóng mí mắt, bọng mắt.

triệu chứng dị ứng phấn hoa

Mắt bị dị ứng phấn hoa thường ngứa và sưng đỏ

– Dị ứng phấn hoa viêm mũi: Khi phấn hoa bay vào mũi, người bệnh có thể bị viêm mũi kèm theo hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khó…

– Ho dị ứng phấn hoa: Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa điển hình. Người bị dị ứng có thể ho liên tục, kèm theo thở khò khè, đau họng, sưng họng…

– Khi bị dị ứng phấn hoa sốt nhẹ, người bệnh không cần quá lo lắng, nên uống nhiều nước và có thể chườm mát để giảm thân nhiệt.

Nếu chúng ta có tiền sử bị hen suyễn hoặc các bệnh liên quan đến hô hấp, thì dấu hiệu của dị ứng phấn hoa sẽ nặng hơn, khó chịu hơn.

thuốc dị ứng phấn hoa

Biểu hiện dị ứng phấn hoa như thế nào?

Như vậy, qua những triệu chứng kể trên, chúng ta cũng phần nào trả lời được câu hỏi dị ứng phấn hoa nguy hiểm không? Thực tế, dị ứng phấn hoa không nguy hiểm, trừ khi chúng ta có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.

III. Các loại hoa dễ gây dị ứng

Trong cuộc sống, có rất nhiều loại hoa khác nhau. Nhưng dưới đây là những loại hoa dễ gây dị ứng phấn hoa hơn, bạn nên tránh nếu đã từng bị dị ứng phấn hoa.

1. Dị ứng phấn hoa ly 

Hoa ly là loài hoa rất đẹp, thường được trưng ở trong nhà vào các dịp đặc biệt như lễ tết.

Tuy nhiên, hoa ly lại có nhiều phấn và rất thơm, nên có thể gây dị ứng phấn hoa. 

2. Dị ứng phấn hoa thông

Phấn hoa thông được tạo ra từ hoa đực của một số loại thông.

dấu hiệu dị ứng phấn hoa

Thăm thú rừng núi có thể bị dị ứng phấn hoa và dị ứng côn trùng

Cây thông được trồng nhiều ở các vùng đồi núi của nước ta.

Do đó, những người bị dị ứng phấn hoa thông nên hạn chế thăm thú khu vực đồi núi vào mùa thông ra hoa.

3. Dị ứng phấn hoa anh đào

Mùa xuân tới là lúc hoa anh đào nở rộ tại Nhật Bản.

Gần đây, hoa anh đào cũng được đưa về trồng tại nhiều đường phố của Việt Nam.

Vì thế, nếu bạn bị dị ứng với hoa anh đào thì nên hạn chế đến các khu phố này vào mùa xuân.

4. Dị ứng phấn hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh là loài hoa nhỏ, xinh xắn, mọc thành chùm. Bồ công anh thường mọc dại hoặc được trồng ở các bãi cỏ, vườn của người dân Việt Nam để làm thuốc.

dị ứng phấn hoa ly

Ngứa mắt vì dị ứng phấn hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh rất nhẹ, nên có thể bay theo gió. Khi gió thổi mạnh, phấn hoa bồ công anh cũng được phát tán và có thể gây dị ứng cho một số người mẫn cảm.

5. Dị ứng phấn hoa sữa

Hoa sữa được xem là một loài hoa đặc trưng của Hà Nội mỗi khi vào thu.

Hoa sữa có mùi thơm ngào ngạt và cũng có nhiều phấn hoa.

Cũng như các loài hoa chứa nhiều phấn khác, hoa sữa cũng có thể gây dị ứng phấn hoa.

6. Dị ứng phấn hoa tuyết tùng

Tuyết tùng thuộc họ nhà thông, thường được sử dụng làm các loại cây cảnh để bàn.

Vì là họ thông, nên hoa tuyết tùng cũng có khả năng gây dị ứng phấn hoa cho người lớn và trẻ nhỏ.

Do đó, trước khi quyết định sử dụng tuyết tùng làm cây cảnh trong nhà, bạn nên cân nhắc kỹ.

7. Dị ứng phấn hoa xoan

Vào mùa hoa xoan nở, phấn hoa được gió đưa đi ở bán kính rất rộng. Vì thế, không hiếm gặp tình trạng người lớn và trẻ nhỏ bị nổi mẩn, ngứa ngáy chân tay do dị ứng với phấn hoa xoan.

dị ứng phấn hoa là gì

Trẻ sơ sinh bị dị ứng phấn hoa xoan

Bạn đã biết về: Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

IV. Dị ứng phấn hoa uống thuốc gì?

Bị dị ứng phấn hoa phải làm sao? Khi bị dị ứng phấn hoa, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi làm gì khi bị dị ứng phấn hoa.

Dưới đây là 3 cách trị dị ứng phấn hoa bạn nên tham khảo:

1. Sử dụng thuốc không kê đơn

Trong trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi dị ứng phấn hoa để điều chỉnh lượng histamin trong cơ thể, giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi.

2. Thuốc uống dị ứng phấn hoa kê đơn

Nếu phương pháp dùng thuốc không kê đơn không hiệu quả, người bị dị ứng phấn hoa phải làm gì?

Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng mạnh hơn. Sự kết hợp giữa các loại thuốc mạnh sẽ kìm hãm sản sinh histamin, đồng thời làm giảm các triệu chứng dị ứng.

3. Tiêm thuốc dị ứng

Nếu sử dụng thuốc đường uống không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng phấn hoa cho bệnh nhân.

bị dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa thì phải làm sao?

V. Điều trị dị ứng phấn hoa với kem Yoosun Baby

Nếu trẻ em bị dị ứng phấn hoa với các biểu hiện ngoài da như nổi mẩn, ngứa ngáy, mẹ có thể tham khảo và sử dụng Yoosun Baby cho bé.

Yoosun Baby với thành phần chính là D-Panthenol, Kẽm Oxit, chiết xuất rau má, tinh dầu thiên nhiên… mang lại 4 tác dụng chính là kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nước và tái tạo làn da.

dị ứng phấn hoa và cách điều trị

Trẻ bị dị ứng phấn hoa nên làm gì?

Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa.

Ngoài mẩn ngứa, nếu bé có thêm các triệu chứng khác liên quan đến hô hấp, mẹ vẫn nên kết hợp với các loại thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

VI. Dị ứng phấn hoa kiêng ăn gì?

Kiêng ăn gì khi bị dị ứng phấn hoa cũng là vấn đề nên được quan tâm. Bởi vì, nếu lựa chọn sai thực phẩm, triệu chứng có thể trở nên khó chịu hơn.

Dưới đây là các thực phẩm người bị dị ứng phấn hoa nên kiêng:

chữa dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa nên kiêng gì? Người bị dị ứng phấn hoa nên kiêng hải sản

– Thực phẩm lạnh: Có thể làm ho, sổ mũi nặng hơn, ngoài ra còn có thể dẫn đến co thắt phế quản.

– Đồ ăn cay nóng: Làm cho triệu chứng hắt hơi, sổ mũi xuất hiện nhiều hơn.

– Sữa và các chế phẩm từ sữa vì làm tăng chất nhầy trong mũi.

– Các thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là các thực phẩm chứa protein như hải sản, trứng,…

– Thực phẩm chứa nhiều đường vì khiến da ngứa ngáy nhiều hơn.

– Đồ ăn nhanh, thực phẩm được chế biến sẵn: Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều loại phụ gia khác nhau. Và phụ gia cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị mẩn ngứa nhiều hơn.

VII. Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa

Cho dù đã biết cách làm sao để hết dị ứng phấn hoa, nhưng bạn vẫn nên tìm cách phòng ngừa loại dị ứng này. Vì khi bị dị ứng, ít nhiều chúng ta cũng gặp phải các triệu chứng khó chịu.

Sau đây là một số cách phòng dị ứng phấn hoa bạn nên biết:

– Hạn chế trồng các loại hoa chứa nhiều phấn hoa.

– Vào mùa hoa nở, nên đóng kín cửa phòng để gió không mang phấn hoa vào phòng. Khi ra ngoài nên mặc kín, đeo khẩu trang, đội mũ, đeo kính. Khi trở về nhà nên tắm rửa và thay đồ sạch ngay.

– Không nên phơi quần áo ngoài trời vì phấn hoa có thể bay vào quần áo.

– Thường xuyên vệ sinh chăn ga, gối đệm, nhà cửa…

– Dùng máy lọc không khí để làm sạch phấn hoa trong nhà.

– Có thể tiêm phòng dị ứng phấn hoa nếu bạn thường xuyên bị dị ứng và các triệu chứng cũng không mấy dễ chịu.

Qua đây, chúng ta đã biết tại sao bị dị ứng phấn hoa và nên làm gì khi bị dị ứng với phấn hoa rồi.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến dị ứng phấn hoa cũng như cách chăm sóc da cho trẻ nhỏ, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vẫn trực tiếp nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol