Khi trẻ nhỏ bị côn trùng đốt, người lớn không nên xem nhẹ. Bởi vì, việc này có thể khiến trẻ bị dị ứng côn trùng cắn, với nhiều triệu chứng khó chịu như nổi mề đay, mẩn ngứa, phù mặt, co thắt phế quản, thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nội dung chính
I. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng côn trùng
Bọ chó, kiến ba khoang, ruồi trâu, rệp, rận, ong, kiến lửa… là các loại côn trùng thường xuyên gây ra dị ứng ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân bị dị ứng côn trùng đốt là gì?
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng sau khi côn trùng đốt được giải thích như sau: Khi côn trùng đốt, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với nọc độc bằng cách sản sinh ra kháng thể IgE. Kháng thể này sẽ nhằm vào nọc độc mà tiêu diệt.
Sau lần đầu, kháng thể IgE sẽ được sản sinh nhiều và nhanh hơn. Từ đó, kéo theo sự gia tăng của histamin trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của dị ứng.
II. Triệu chứng dị ứng côn trùng
Ngay sau khi bị côn trùng đốt, chúng ta có thể nhận biết được các triệu chứng nhẹ ngay lập tức, chẳng hạn như:
– Viêm da dị ứng côn trùng, mẩn ngứa, phát ban, sưng tấy ở vùng da bị đốt.
– Nóng rát, đau tấy tại vị trí côn trùng đốt.
– Có thể bị sốt nhẹ.
– Dị ứng côn trùng ở mắt do bị đốt xung quanh mắt sẽ làm mắt bị sưng, đỏ, đau.
Mắt bị dị ứng côn trùng
Tuy hiếm, nhưng các triệu chứng dị ứng côn trùng nặng sau đây cũng có thể xuất hiện:
– Phát ban và ngứa ngáy lan rộng ra xa vùng da bị đốt.
– Mặt, cổ họng, miệng lưỡi bị sưng phù.
– Thở khò khè, khó thở, khó nuốt.
– Buồn nôn, có thể nôn.
– Cơ thể bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi, nhịp nhanh.
– Chóng mặt
– Tụt huyết áp nhanh
– Sốc phản vệ.
Khi có dấu hiệu dị ứng côn trùng nặng, người bệnh cần được cấp cứu bởi các chuyên gia ngay lập tức. Vì sốc phản vệ, tụt huyết áp nhanh,… có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Tìm hiểu thêm về: Dị ứng trứng
III. Cách chữa dị ứng côn trùng đốt
Khi trẻ bị bệnh dị ứng côn trùng nhẹ, mẹ có thể xử lý ngay lập tức bằng cách loại bỏ nọc độc ra khỏi da bé, tốt nhất là trong vòng 30s sau khi bị đốt để nọc độc không lan rộng.
Tiếp đến, mẹ tiến hành rửa vết thương cho bé bằng nước sạch và xà phòng rồi thoa thuốc khử trùng.
Bên cạnh đó, nếu khu vực bị côn trùng đốt sưng tấy, mẹ có thể chườm lạnh cho bé để giảm cảm giác khó chịu.
Lưu ý, không nên dùng đá chườm trực tiếp lên vết thương. Thay vào đó, hãy bọc đá trong khăn bông rồi mới chườm cho bé đề phòng bị bỏng lạnh.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để chữa dị ứng với côn trùng đốt cho bé.
1. Thuốc chống dị ứng côn trùng
– Thuốc kháng histamin giúp giảm đau, giảm sưng ngứa. Tuy vậy, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
– Thuốc kháng viêm, giảm đau ibuprofen.
2 loại thuốc trên đây đều cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
2. Thuốc bôi dị ứng côn trùng
Khi bị côn trùng đốt, mẹ có thể bôi thuốc mỡ để làm mát và làm dịu vết thương cho bé. Qua đó, bé sẽ giảm được sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Với các vết mẩn ngứa do côn trùng đốt, mẹ nên tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Baby cho bé.
Yoosun Baby sở hữu 4 tác động kháng khuẩn, kháng nước, kháng viêm và tái tạo làn da. Từ đó, giúp làm dịu da khi bị mẩn ngứa do côn trùng đốt.
Hơn nữa, Yoosun Baby rất an toàn với làn da của trẻ nhỏ vì không chứa parabens, corticoid, không gây dị ứng, nên mẹ có thể an tâm khi sử dụng cho bé.
Kem ngừa hăm da, dịu mẩn ngứa Yoosun Baby
Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu hơn tại sao trẻ bị dị ứng côn trùng đốt và cách xử lý phù hợp khi bị dị ứng côn trùng.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 để được dược sĩ của Yoosun Baby tư vấn trực tiếp nhé.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.