Dị ứng bột ngọt có sao không? Cách điều trị như thế nào?

Bột ngọt là một loại gia vị thường được sử dụng như mắm, muối. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhiều người lớn và trẻ em cho rằng mình bị dị ứng bột ngọt. Vậy thực hư tình trạng dị ứng mì chính là như thế nào, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau bạn nhé.

I. Nguyên nhân dị ứng bột ngọt là gì?

Tại sao bị dị ứng bột ngọt? Bệnh dị ứng bột ngọt là mối bận tâm của khá nhiều người.

Tuy vậy, số lượng nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa dị ứng và bột ngọt hiện chưa có nhiều.

Chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân bị dị ứng bột ngọt

Vài năm trở lại đây, chúng ta chỉ ghi nhận số ít nghiên cứu liên quan đến hiện tượng dị ứng bột ngọt như là:

– Năm 2011, có một nghiên cứu cho rằng, có mối liên quan giữa bệnh viêm da của trẻ em và bột ngọt. Tuy vậy, mối liên hệ này vẫn cần được nghiên cứu thêm.

– Năm 2014, một nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng cũng đã chỉ ra mối liên quan giữa phản ứng dị ứng của một nhóm người bị phát ban mãn tính và bột ngọt. Phần lớn những người này sẽ xuất hiện các triệu chứng nhẹ sau khi sử dụng bột ngọt ở hàm lượng lớn.

– Cũng vào năm 2014, một nhóm nghiên cứu trên động vật cũng thấy rằng, tiêu thụ bột ngọt làm thay đổi serotonin, dẫn đến các hành vi tương tự như trầm cảm.

– Năm 2015, nghiên cứu trên động vật cho thấy, nếu động vật tiêu thụ bột ngọt trong một thời gian rất dài thì sẽ bị tổn thương thận.

Mặc dù trước đây FDI đã công nhận rằng bột ngọt an toàn.

Nhưng vì những lý do kể trên, FDI có thêm yêu cầu, các nhãn thực phẩm phải ghi rõ thành phần bột ngọt nếu sử dụng chúng trong sản xuất thực phẩm đóng hộp.

Đọc ngay: Dị ứng thời tiết là gì? Cách điều trị!

II. Triệu chứng của dị ứng bột ngọt

Khi tiêu thụ bột ngọt với hàm lượng lớn, một số người có thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng bột ngọt như là:

– Cảm thấy đau đầu, đau ngực nhẹ là những triệu chứng dị ứng với bột ngọt khá phổ biến.

– Phát ban hoặc ngứa râm ran quanh người.

– Rối loạn tiêu hóa (đi ngoài, đau bụng, buồn nôn, có thể nôn mửa…)

– Nóng rát ở khu vực quanh miệng, quanh mặt, mắt, mũi…

– Người mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều.

– Tâm trạng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Dị ứng bột ngọt biểu hiện như thế nào?

Bên cạnh những biểu hiện của dị ứng bột ngọt mức độ trung bình và nhẹ kể trên, chúng ta cần lưu ý các dấu hiệu bị dị ứng bột ngọt nặng để nhanh chóng tới bệnh viện cấp cứu, cụ thể là:

– Dị ứng bột ngọt khó thở, không thở được.

– Đau ngực nặng, kèm theo tim đập nhanh, trống ngực.

– Cổ họng bị sưng

– Sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bị dị ứng bột ngọt. Vì thế, bạn cần khẩn trương tới bệnh viện để có phương pháp xử lý kịp thời.

III. Cách chữa trị dị ứng bột ngọt

Làm sao để hết dị ứng bột ngọt là băn khoăn của nhiều người. Dưới đây là các cách chữa dị ứng bột ngọt tại nhà, áp dụng trong các trường hợp nhẹ.

Làm gì khi bị dị ứng bột ngọt?

– Ngay sau khi có dấu hiệu bất thường, chúng ta cần xử lý khi bị dị ứng bột ngọt bằng cách uống một cốc nước chanh muối (không uống chanh đường) và nằm xuống, nghỉ ngơi khoảng 20 phút.

– Sau đó, uống nhiều nước ấm để giải độc và thanh lọc cho cơ thể.

– Không tự ý sử dụng thuốc trị dị ứng bột ngọt, nếu có uống, hãy mang theo thuốc khi vào bệnh viện để hỏi lại ý kiến bác sĩ.

– Nếu bị ngứa ngoài da, có thể dùng kem bôi trẻ em Yoosun Baby để làm dịu mẩn ngứa, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài các cách làm giảm dị ứng bột ngọt ở trên, người bệnh cần ngay lập tức được đưa đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu dị ứng nặng.

Thông thường, cách giải dị ứng bột ngọt nặng, bị sốc phản vệ cần đến một mũi tiêm epinephrine (adrenaline).

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã hiểu hơn về tình trạng dị ứng bột ngọt và cách hết dị ứng bột ngọt. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn kỹ hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol