Dị ứng bỉm là tình trạng xuất hiện khi các mẹ sử dụng bỉm sai cách hoặc chọn bỉm kém chất lượng, khiến bé bị kích ứng da. Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương trên da sẽ nhanh chóng lan rộng, nặng nề và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của bé. Vậy có cách nào để loại bỏ tình trạng này? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Nội dung chính
I. Dị ứng bỉm ở trẻ là gì?
Dị ứng bỉm là căn bệnh xuất hiện khi vùng da của trẻ tiếp xúc trực tiếp với tã giấy.
Dị ứng bỉm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đây là tình trạng thường gặp ở các bé sơ sinh, khiến nhiều bậc phụ huynh lần đầu nuôi con cảm thấy lúng túng, không biết phải làm sao. Vì thế, trước tiên ba mẹ cần nhận diện những biểu hiện khi con bị dị ứng tã, bỉm:
Dấu hiệu nhẹ
Vùng da mặc bỉm (vùng kín, mông) và các vùng da xung quanh (bẹn, đùi, bụng dưới) xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn ngay từ lần đầu tiên sử dụng bỉm mới.
Những nốt ban đỏ này thường mọc lác đác thành từng cụm nhỏ, có thể gây đau rát, ửng đỏ da hoặc bong tróc, đặc biệt là những chỗ tiếp xúc trực tiếp với bỉm.
Khi xảy ra tình trạng dị ứng bỉm, hệ miễn dịch sẽ giải phóng Histamin để chống lại các tác nhân gây kích ứng. Quá trình này gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị mẩn đỏ, khiến trẻ quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.
Dấu hiệu của dị ứng bỉm nặng
Những ở vùng da mặc bỉm như mông, vùng kín bị sưng phù lên và có màu đỏ.
Một số vùng da bị mẩn đỏ như hậu môn, vì phải ma sát nhiều khi đi vệ sinh sẽ khiến những mụn nước li ti bắt đầu bị loét ra khiến cho trẻ bị đau rát khi đi tiểu tiện, đại tiện.
Các mảng ban đỏ ở vùng mông và đùi lan ra khắp toàn cơ thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Phân, nước tiểu nặng mùi hơn bình thường.
Bên cạnh các triệu chứng trên, khi bệnh chuyển nặng, bé có thể gặp phải các vấn đề khác như: Nổi mề đay, biếng ăn, ít đi vệ sinh,…
Khi nhận thấy những triệu chứng nặng, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
II. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng bỉm
Với dị ứng bỉm, trẻ có thẻ xuất hiện tình trạng này bởi những nguyên nhân sau đây:
1. Sử dụng bỉm kém chất lượng
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị dị ứng vùng mặc bỉm.
Trên thực tế, làn da của bé vô cùng nhạy cảm, dễ bị tác động và tổn thương, vì vậy, các loại bỉm kém chất lượng sẽ khiến bé bị kích ứng.
Một số kích ứng thường gặp của trẻ khi sử dụng tã:
– Loại bỉm kém chất lượng, hàng nhái có thành phần hóa học không tốt cho sức khỏe và làn da khiến làn da của con mẫn cảm, từ đó nổi đốm đỏ ngay từ lần đầu sử dụng.
– Trẻ bị dị ứng với một hoặc nhiều dược chất, bông hoặc sợi vải có trong bỉm.
2. Ba mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách
Việc mẹ bọc bỉm cho bé quá chật sẽ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông trên da bé.
Bên cạnh đó, tình trạng nước tiểu và mồ hôi khó thấm hút vào bỉm mà bám lâu trên da sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các tình trạng dị ứng.
Sau khi đi vệ sinh, phụ huynh không lau khô vùng bẹn cho bé sẽ khiến vùng mông, vùng kín ẩm ướt.
Không thường xuyên thay bỉm, không lau khô ráo vùng bẹn khi làm vệ sinh cũng sẽ làm cho vùng da ở bẹn, mông bị ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây dị ứng.
Nhiều mẹ còn lạm dụng các loại phấn rôm có chứa thành phần hóa học, từ đó làm tăng nguy cơ kích ứng hoặc gây bít tắc lỗ chân lông, khiến dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
III. Phân biệt dị ứng bỉm và hăm tã ở trẻ sơ sinh
Nhiều ba mẹ thường dễ nhầm lẫn dị ứng bỉm với tình trạng thái hăm tã thông thường.
Tuy nhiên, dị ứng có mức độ tiến triển nhanh hơn so với hăm, nếu không xử lý kịp thời có thể gây những tổn thương viêm nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.
Vì thế ba mẹ có thể phân biệt 2 căn bệnh này qua các dấu hiệu sau:
1. Khác nhau về nguyên nhân gây bệnh
Trẻ bị hăm tã thường do việc da tiếp xúc với nước tiểu và phân thường xuyên, tạo môi trường cho nấm Candida Albicans phát triển, gây ra chứng hăm tã.
Hình ảnh trẻ bị dị ứng bỉm
Còn việc dị ứng bỉm ở trẻ sơ sinh có nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng bỉm không đảm bảo, làm kích ứng làn da mỏng manh của trẻ, từ đó làm xuất hiện những tổn thương da gây khó chịu, đau rát.
2. Khác nhau về biểu hiện bên ngoài da
– Những triệu chứng bệnh hăm tã:
+Trẻ dễ bị xuất hiện các nốt ban đỏ, kèm theo khó chịu ở vị trí mặc tã với các vết tổn thương nhỏ như đầu ghim.
+ Bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ và chậm tăng cân.
Hình ảnh trẻ bị hăm tã
+ Khu vực xuất hiện hăm tã thường tập trung ở vùng nếp lằn mông, mông và quanh hậu môn.
– Những biểu hiện thường gặp khi trẻ dị ứng bỉm bao gồm:
+ Nổi nhiều nốt đỏ li ti ở mông gây đau đớn, tổn thương da.
+ Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ đồng thời để lại các hậu quả nghiêm trọng như sẹo, rộp da…
+ Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
IV. Các cách chữa dị ứng bỉm cho trẻ sơ sinh
Khi phát hiện các triệu chứng dị ứng bỉm ở trẻ theo mô tả ở trên, mẹ nên thay đổi một loại bỉm mới lành tính hơn cho con, đồng thời áp dụng những cách điều trị tại nhà như:
1. Phương pháp trị dị ứng bỉm bằng muối và lá khế
Lá khế kết hợp với muối sao nóng là hỗn hợp chữa kích ứng da hiệu quả khi trẻ bị dị ứng bỉm. Mẹ có thể thực hiện theo cách đơn giản sau:
Tắm nước lá khế và muối làm dịu những nốt ửng đỏ do dị ứng
– Dùng nước muối loãng rửa lá khế, sau đó để ráo cà dùng tay vò sơ để ra tinh dầu.
– Cho vào chảo nóng cùng nửa thìa muối, sao nhanh tay đến khi lá khế héo.
– Sau khi lá khế khô hoàn toàn và đổi màu sẫm hơn, mẹ tắt bếp và để nguội.
– Cho vào một chiếc khăn sạch hoặc vải mỏng để chườm lên vùng da bị kích ứng.
– Trước khi chườm, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng bỉm của trẻ, sau đó mới đắp hỗn hợp lá khế sao.
– Mẹ có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày để giúp bé giảm ngứa và đau rát khó chịu.
2. Cách chữa dị ứng bỉm với lá trầu không, phèn chua
Bài thuốc dân gian chữa dị ứng bỉm bằng lá trầu không và phèn chua không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, mà còn hỗ trợ cải thiện vùng da bị bệnh hiệu quả.
Phương pháp này rất thích hợp khi trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc vào ban đêm do ngứa ngáy.
Khi tắm nước phèn chua với lá trầu không, hiệu quả săn da và làm lành vết sưng đỏ sẽ được gia tăng gấp nhiều lần.
Điều này là nhờ công dụng sát khuẩn, chống viêm của phèn chua và hiệu quả giảm đau rát, thúc đẩy quá trình làm lành da của tinh chất trầu không.
Cách thực hiện:
– Trầu không đem rửa sạch, đổ thêm 2 lít nước và đun cùng 1 ít phèn chua.
– Vò nát lá để tinh chất được tiết ra nhanh hơn, mang lại hiệu quả tốt hơn.
– Sau đó đổ hỗn hợp này vào thau nước, đợi đến khi nhiệt độ còn 38 độ C sẽ tắm cho trẻ.
– Trong quá trình này mẹ có thể lấy bã trầu không chà nhẹ lên vùng da đang bị kích ứng.
3. Dị ứng bỉm nên bôi kem/ thuốc gì?
Chữa kích ứng ở trẻ bằng kem bôi dị ứng là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng, thực hiện và đánh giá cao về hiệu quả nó mang lại.
Mức độ an toàn và lành tính cũng thường cao hơn những phương pháp dân gian, ngoài ra, kem bôi còn tác dụng nhanh và không để lại phản ứng phụ.
Trong những loại thuốc trị dị ứng bỉm tốt hiện nay, thì kem Yoosun Baby là sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng.
Những ưu điểm của việc sử dụng kem Yoosun Baby để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ:
Thành phần đa dạng bao gồm kẽm oxid, D-panthenol, Bisabolol, chiết xuất củ gừng, Allantoin, Chlorhexidine digluconate, vitamin E, dầu quả bơ, dầu hạnh nhân, squalene.
Những thành phần này giúp làm giảm phản ứng viêm, làm dịu khi da bị kích ứng, tổn thương, giảm các vết mẩn đỏ khó chịu chỉ sau 2 ngày sử dụng.
Đây đều là những nguyên liệu an toàn, lành tính được nhập khẩu từ châu Âu.
Chất kem mềm, giúp giữ ẩm cho da bé và tạo cảm giác mềm mượt, không bị bết dính.
Vì thế nếu bạn còn thắc mắc dị ứng bỉm bôi thuốc gì thì hãy thử dùng kem Yoosun Baby nhé.
V. Các phương pháp phòng ngừa dị ứng bỉm
Chữa dị ứng bỉm cho trẻ sơ sinh là một hành trình vô cùng vất vả, vì vậy, mẹ hãy phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, tốt nhất, mẹ có thể tìm cách ngăn ngừa tình trạng này ngay sau đây:
– Chọn mua bỉm ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
– Loại tã giấy bạn mua phải có tem kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Không được ham rẻ mà mua bỉm kém chất lượng, chứa nhiều tạp chất.
– Thay bỉm thường xuyên 4 tiếng/ lần để vùng kín của trẻ được dễ chịu và thoáng mát, tránh cho trẻ mặc bỉm hơn 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
– Không cho trẻ dùng lại bỉm cũ vì dễ bị nhiễm khuẩn, khiến vùng mông và bộ phận sinh dục bị tổn thương.
– Cần chọn cho trẻ loại bỉm đúng kích cỡ và độ tuổi.
– Không sử dụng xà phòng, sữa tắm hay khăn ướt để vệ sinh da cho bé. Đây là những sản phẩm có chứa hóa chất dễ gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.
– Ngoài ra, không nên sử dụng phấn rôm cùng với tã giấy để tránh tình trạng da bị bít lỗ chân lông, khiến cho bệnh dị ứng bỉm trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm để phòng ngừa và khắc phục tình trạng bé dị ứng bỉm tại nhà. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ mà ba mẹ có thể áp dụng phương pháp phù hợp.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.