Theo dân gian truyền lại, tắm lá cúc tần cho bé mang lại nhiều lợi ích như giảm triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa, chống viêm, hạ sốt… Vậy thực hư tắm lá cúc tần có tác dụng gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời mẹ nhé.
Nội dung chính
I. Cúc tần là loại lá gì?
Cúc tần là loài cây mọc tự do ở nhiều vùng của nước ta, có nhiều tên gọi khác như nan luật, cúc từ bi, lức ấn…
Hình ảnh cây cúc tần
Một số đặc điểm để nhận biết cây cúc tần có thể kể đến là:
– Lá cúc tần hình bầu dục, mép có hình răng cưa, dài khoảng 4 – 5cm và rộng khoảng 1 – 3cm, mặt dưới lá cúc tần có lông mịn.
– Hoa cúc tần mọc thành ngù ở ngọn cây. Hoa cúc tần màu tím nhạt, thường mọc thành nhóm 2 – 3 bông. Mùa hoa thường rơi vào tháng 12.
– Cây cúc tần mọc dại hoặc trồng nhiều để làm hàng rào.
II. Tác dụng của cúc tần với làn da trẻ
Lá cúc tần có thể dùng để chữa trị các chấn thương nhẹ, đau bụng, phong thấp khớp hoặc giã để đắp lên chỗ gãy xương.
Đặc biệt, lá cúc tần được sử dụng như một loại lá tắm cho trẻ em để làm giảm các triệu chứng của mụn nhọt, mẩn đỏ, mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy…
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tắm lá cúc tần hạ sốt cho trẻ.
Tắm lá cúc tần có tác dụng gì?
Cách nấu nước lá cúc tần tắm cho bé khá đơn giản, bạn thực hiện như sau:
– Bạn chuẩn bị một nắm lá cúc tần bánh tẻ, màu xanh tươi tự nhiên.
– Rửa sạch lá cúc tần rồi ngâm lá cúc tần trong nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra, để ráo nước.
– Cho lá cúc tần vào nồi, thêm nước lọc, đun sôi cho đến khi nước ngả sang màu vàng.
– Tiếp đến, bạn chắt nước lá cúc tần vào chậu (bỏ bã), có thể thêm nước lạnh hoặc nóng sao cho nước tắm đạt nhiệt độ khoảng 36 – 38 độ.
Sau khi chuẩn bị xong nước lá cúc tần, mẹ tắm cho bé như bình thường. Cuối cùng, tắm tráng lại một lần nữa bằng nước sạch rồi lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Đọc thêm: Tắm lá đinh lăng có tốt không?
III. Có nên tắm lá cúc tần cho bé?
Rõ ràng, việc tắm lá cúc tần mang lại nhiều lợi ích cho làn da của bé.
Nhưng ngày nay, một số chuyên gia không thực sự khuyến khích việc sử dụng các loại lá cây để tắm cho bé.
Bởi lẽ, lá cúc tần cũng như các loại lá cây khác thường xuyên bị nhiễm bẩn do môi trường ô nhiễm.
Nếu các loại lá không được rửa sạch hoàn toàn, có thể mang vi khuẩn xâm nhập vào các tổn thương trên da của trẻ. Điều này khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn.
Vì thế, nếu da của trẻ khỏe mạnh bình thường, ba mẹ không nhất thiết phải dùng lá cúc tần hoặc các loại lá cây khác để tắm cho bé.
Còn nếu vẫn muốn sử dụng lá cúc tần tắm cho bé, ba mẹ nên lựa chọn lá cúc tần được trồng ở môi trường sạch, đồng thời hãy rửa kỹ để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trước khi tắm cho bé.
IV. Tìm hiểu thêm dòng sản phẩm giúp dịu mẩn ngứa bé
Nếu bé đang bị hăm da, mẩn ngứa, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun Baby cho bé.
Yoosun Baby với 4 tác động kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nước và tái tạo da sẽ nhanh chóng làm dịu mẩn ngứa, hăm da cho bé.
Đặc biệt, Yoosun Baby không gây dị ứng, không parabens, không corticoid nên rất an toàn, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho làn da nhạy cảm của bé.
Yoosun Baby làm dịu hăm da, mẩn ngứa sau 2 – 3 ngày
( >> Tìm hiểu thêm: Kem trị rạn da Yoosun Mama: Thành phần, Công dụng, Giá cả, Phản hồi )
Cách sử dụng Yoosun Baby đúng cách để bé hết hăm da, mẩn ngứa như sau: Bạn vệ sinh da bé sạch sẽ > thấm khô da cho bé bằng khăn bông mềm > cuối cùng thoa một lớp mỏng Yoosun Baby lên vùng da cần tác động, không cần rửa lại với nước.
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã biết được lợi ích khi tắm lá cúc tần cho bé.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về cách chăm sóc da bé, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125 để được tư vấn trực tiếp nhé.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.