Cách trị tràm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả mẹ nên biết

Chàm sữa trẻ em là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cho cha mẹ cảm thấy lo lắng vì chúng tái đi tái lại nhiều lần khó có thể điều trị triệt để được. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh này và điều trị ra sao cho hiệu quả? Những băn khoăn trên sẽ được chúng tôi thông tin giải đáp ngay trong bài viết này.

I. Chàm sữa (lác sữa) là bệnh gì?

Chàm sữa là bệnh gì? Là một trong những câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là một dạng viêm da cơ địa thường xuyên tái diễn và có hiện tượng mẩn đỏ kéo dài, gây ngứa ngáy khó chịu.

Lác sữa em bé là bệnh viêm da mãn tính gây nên do sự rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ. Bệnh ngoài da này thường gặp ở trẻ từ 2-24 tháng tuổi. Lác sữa tuy không nguy hiểm nhưng việc điều trị sẽ khó khăn và hay tái phát.

II. Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

Nguyên nhân khiến bé bị lác sữa ở mặt vẫn chưa được xác định rõ và chắc chắn. Tuy nhiên, bệnh lý này thường gặp nhiều ở những trẻ có nguy cơ bị dị ứng cơ địa.

Bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ cũng dễ mắc nếu như cha mẹ bị một số bệnh như dị ứng thời tiết, hen suyễn, mề đay, dị ứng da.

Trẻ bị lác sữa còn có liên quan đến 2 yếu tố đó chính là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể là những thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như: Khói bụi, lông thú cưng, nấm mốc, bụi bẩn, rối loạn tiêu hóa, trẻ bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó còn có thể do các yếu tố kích thích và làm cho lác sữa ở trẻ nhỏ trở nên nặng hơn gồm có: Thời tiết hanh khô, nóng ẩm, thuốc tẩy, nước giặt quần áo, khói thuốc lá.

III. Dấu hiệu và biến chứng chàm sữa trẻ sơ sinh

Nếu như bạn chưa biết chàm sữa là như thế nào thì có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết:

Trên da của bé xuất hiện những nốt màu đỏ

Giai đoạn đầu: Lúc này chàm sữa ở trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện như da bắt đầu tấy đỏ và kèm theo hiện tượng hơi ngứa. Ngoài da, trên bề mặt da của trẻ sẽ nổi lên một số hạt hơi trắng sau đó tạo thành những mụn nước.

Giai đoạn thứ 2: Ở vùng da đỏ sẽ mọc lên những mụn nước có kích thước nhỏ. Chúng cũng có thể tập trung thành từng đám để liên kết thành những mụn nước lớn. Những mụn nước này dễ lây lan ra vùng da xung quanh. Khi quan sát sẽ thấy bên trong mụn nước có dịch màu trong. Vì vậy, bạn cũng có thể dựa vào những dấu hiệu này để nhận biết và tìm cách chữa lác sữa ở trẻ sơ sinh tránh để lâu gây khó khăn cho việc điều trị.

Giai đoạn 3: Những mụn nước sẽ bắt đầu vỡ ra dần và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu. Chính vì vậy, trẻ bị chàm sữa nặng thường cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy nên sẽ quấy khóc và không chịu chơi.

Giai đoạn 4: Khi mụn nước đã vỡ ra thì tại vùng da đó sẽ xuất hiện các mảng sần cứng. Lâu dần chúng sẽ bong vảy để lại lớp da nhẵn bóng.

Giai đoạn 5: Lớp da nhẵn bóng lúc này sẽ nhanh chóng tự rạn nứt và dày lên.

Trẻ thường bị chàm sữa ở má, một số bé bị chàm sữa quanh miệng…

Những vùng da bị ngứa sẽ khiến cho trẻ bứt rứt và đưa tay lên gãi liên tục. Chính điều này có thể gây chảy máu. Nếu như bạn không tìm cách cách trị lác sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp sẽ khiến cho vùng da đó bị tổn thương. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn gây khó khăn trong việc điều trị. Ngoài ra, còn có thể để lại sẹo làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ sau này.

IV. 5 Mẹo chữa chàm sữa cực hay cho trẻ sơ sinh

Chàm lác sữa là bệnh rất dễ tái phát do dị ứng, thay đổi thời tiết hoặc do ăn uống. Mục đích của việc chữa chàm sữa trẻ sơ sinh là để bình thường hóa làn da cũng như kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế nguy cơ tái phát trở lại.

Dưới đây là một số cách trị chàm sữa ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Cách trị tràm sữa cho bé bằng lá sim

Dùng lá sim là cách trị chàm sữa dân gian đã được nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Trong y học cổ truyền thì lá sim thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về nhiễm trùng. Lá được dùng để làm sạch vết thương vì chúng có chứa Rhodomyrtone. Đây chính là một trong những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn cũng như chống lại một số virus gây bệnh.

Trị lác sữa cho bé bằng lá sim

Cách điều trị lác sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá sim được thực hiện như sau: 

Trước tiên bạn chuẩn bị khoảng 200g lá sim mang rửa thật sạch rồi thái nhỏ. Cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước. Mẹ nên đun cho tới khi nước sánh lại giống như cao lỏng có màu nâu đậm thì tắt bếp.

Bạn chờ cho nước nguội, rồi dùng tăm bông chấm nước bôi lên vết chàm của con. Để khô trong khoảng 40 phút thì rửa lại với nước cho sạch. Đối với cách chữa chàm sữa bằng dân gian này thì bạn nên kiên trì áp dụng, ngày thực hiện 2-3 lần. Trong vòng 10 ngày những vết chàm này sẽ mờ dần đi.

2. Mẹo chữa chàm sữa cho bé ở mặt bằng trà xanh

Một cách trị chàm sữa tại nhà khác mà bạn có thể tham khảo và áp dụng đó chính là dùng lá trà xanh. Loại lá này có chứa EGCG có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Dùng lá trà xanh trị chàm sữa trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:

Chuẩn bị khoảng 30g lá trà xanh mang rửa sạch ngâm qua với nước muối. Cho vào nồi đun cùng với nước và cho thêm 1 chút muối là được.

Khi đun được khoảng 20 phút bạn tắt bếp đợi nước nguội lấy tắm trực tiếp cho bé. Mỗi ngày bạn tắm cho bé khoảng 1 lần cho tới khi vết chàm mờ đi.

3. Phương pháp trị chàm ở cổ bằng sữa mẹ

Có rất nhiều cách chữa lác sữa cho bé, tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau. Nếu bạn đã áp dụng 2 cách trên mà tình trạng chàm ở trẻ chưa thuyên giảm hãy thử sữa mẹ.

Có rất nhiều bé bị lác sữa ở cổ gây ngứa ngáy khiến cho bé cảm thấy khó chịu và không chịu chơi. Lúc này bạn chỉ cần dùng vài giọt sữa mẹ thoa lên vùng da bị chàm.

Dùng sữa mẹ được xem là mẹo trị lác sữa cho trẻ sơ sinh an toàn. Vì trong sữa mẹ chứa nhiều vitamin cũng như các thành phần kháng sinh tự nhiên. Khi bôi lên da sẽ giúp làm dịu vùng da bé bị ngứa ngáy lập tức và có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho da của bé.

Chàm sữa cách điều trị bằng sữa mẹ được thực hiện như sau:

Bạn vệ sinh vùng da bé sạch sẽ bằng nước ấm rồi nhẹ nhàng lau khô.

Bước 2: Dùng vài giọt sữa mẹ để thoa nhẹ nhàng lên vùng da của con bị chàm sữa.

Sau đó đợi khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm.

4. Điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trầu không

Lá trầu không chứa tinh dầu cũng như các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Vì vậy, nếu bạn chưa biết trẻ bị chàm sữa phải làm sao? Hãy thử ngay cách này.

Cách trị lác sữa ở em bé bằng lá trầu không được thực hiện như sau:

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không mang rửa với nước cho thật sạch loại bỏ hết các bụi bẩn bám trên lá.

Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi đun cùng với nước để sôi trong khoảng 5-10 phút.

Bạn mang pha nước trầu không vừa đun được cùng với nước đun sôi để nguội sao cho vừa ấm để tắm cho bé.

Dùng khăn thấm nước và lau nhẹ nhàng lên vùng da của bé. Sau đó bạn lấy khăn khô khác để lau sạch nước cho bé.

5. Cách trị lác sữa cho bé với củ khoai tây

Dùng khoai tây cũng là cách trị chàm sữa cho bé sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng hiện nay. Bởi loại củ này có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, thúc đẩy làm lành vết thương. Đồng thời còn giúp diệt khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ điều trị chàm hiệu quả.

Chữa chàm sữa bằng khoai tây như sau:

Bạn chọn 1 củ khoai tây rửa sạch, cạo bỏ vỏ cho vào nồi luộc khoảng 1 phút để khử trùng.

Vớt khoai ra và cắt thành từng lát móng xay nhuyễn bằng máy xay.

Vệ sinh da bé cho sạch sẽ rồi dùng bột khoai tây đắp lên vùng da bị chàm sữa. Để yên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

6. Cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá ổi

Lá ổi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt. Chính vì vậy, có nhiều mẹ đã áp dụng mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá ổi.

Dùng lá ổi để tắm cho bé khi bị chàm sữa

Cách chữa chàm sữa hiệu quả bằng lá ổi như sau:

Bạn chuẩn bị 1 nắm lá ổi sạch, không sâu bệnh mang rửa với nước rồi ngâm nước muối loãng.

Cho lá ổi vào đun sôi cùng với nước trong khoảng 5-9 phút.

Tắt bếp đợi nước nguội rồi mẹ tắm lại cho bé một lần nữa bằng nước sạch và lau khô da cho con bằng khăn mềm.

7. Hướng dẫn cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá khế

Chữa chàm bằng lá khế cũng là một trong những cách giúp bé giảm ngứa ngáy khó chịu mà bạn có thể áp dụng. Bởi loại lá này có tác dụng tán nhiệt độc, vị chát lạnh thích hợp để điều trị các bệnh ngoài da.

Cách chữa chàm sữa ở trẻ em với lá khế được thực hiện như sau:

Chuẩn bị khoảng 200g lá khế mang rửa sạch rồi vò nát cho vào nồi thêm 2 lít nước đun trong khoảng 10 phút.

Đợi nước nguội rồi tắm cho con.

8. Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh theo thuốc đông y

Chữa chàm sữa bằng đông y cũng giúp làm dịu vùng da bị chàm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Đối với phương pháp này bạn thực hiện như sau:

Chuẩn bị hoàng liên, khổ sâm, đơn đỏ, sài đất, xuyên tâm liên.

Người dùng chia liều lượng đun với nước. Dùng bông gòn để thấm và thoa lên vùng da bị chàm. Theo kinh nghiệm chữa chàm sữa cho bé bạn nên thực hiện kiên trì, mỗi ngày khoảng 3-4 lần trong 1 tuần thì sẽ đỡ.

9. Bôi 1 số loại kem chữa chàm sữa cho bé

Ngoài những mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh thì bạn có thể sử dụng một số loại kem trị lác sữa cho bé.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem khác nhau. Vì vậy trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được kem trị chàm sữa tốt nhất.

Ngay cả khi sử dụng thuốc trị lác sữa cho bé cũng vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bạn có thể tham khảo và sử dụng kem Yoosun Baby để bôi cho bé trong trường hợp này. Đây là dòng sản phẩm có chứa các thành phần thiên nhiên, đặc biệt không có corticoid, paraben nên an toàn sử dụng được cho trẻ nhỏ.

Không chỉ vậy, kem Yoosun Baby còn được TS. BS Nguyễn Thị Anh Xuân (Trường khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị việt Nam – Cu Ba) khuyên dùng vì đáp ứng được nhiều tiêu chí về sản phẩm kem bôi da cho em bé. Khi bôi cho con ít gây nên các tác dụng phụ giúp cải thiện tình trạng khô da, ngăn chặn lác sữa xảy ra. Đây cũng là lý do giải thích vì sao sản phẩm được đông đảo các bà mẹ bỉm tin dùng.

V. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh chàm sữa

Bên cạnh việc tìm cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh cha mẹ cũng nên chú ý đến việc chăm sóc và có một chế độ ăn uống hợp lý.

1. Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, có rất nhiều cha mẹ lo lắng không biết bị chàm sữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chàm sữa khô nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Không ăn các thực phẩm có chất tanh như tôm cua cá. Đây là những thực phẩm có thể gây kích thích phản ứng miễn dịch cao hay còn gọi là dị ứng.
  • Các thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, đồ ăn chiên rán.
  • Các thức ăn giàu chất tê cay như chanh ớt cũng cần hạn chế ăn khi điều trị chàm sữa trên mặt trẻ sơ sinh.

Nên ăn gì khi bị lác sữa?

  • Bé bị chàm sữa thì mẹ và con nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất kẽm có trong các thực phẩm như hạt bí, thịt heo,…
  • Mẹ cũng nên bổ sung vitamin C, E, D… có trong các loại trái cây tươi như cam, quýt, bưởi…
  • Cách vệ sinh chàm sữa ở bé sơ sinh webtretho

Bên cạnh việc dùng thuốc trị chàm sữa hiệu quả hay các bài thuốc dân gian thì bạn cũng cần chú đến cách vệ sinh. Khi vệ sinh bạn cần lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

2. Không nên cho trẻ tắm quá lâu với sữa tắm

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Chọn đúng loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ.

Không mặc quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp không thấm hút và gây bít tắc da.

Giữ cho làn da của trẻ luôn được khô thoáng.

VI. Một số câu hỏi về chàm sữa em bé

1. Chàm sữa có lây không?

Chàm sữa là tình trạng viêm da không lây. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải tình trạng này sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu.

2. Bệnh lác sữa ở trẻ em có lan hay không?

Khi trẻ bị lác sữa bạn sẽ thấy những vết chàm đỏ xuất hiện ở mặt, má là chủ yếu. Lúc đầu chúng chỉ là những nốt màu hồng rồi dần chuyển thành màu đỏ. Lâu dần chúng sẽ nứt và vỡ ra tiết dịch kèm ngứa ngáy da có vảy và bong tróc.

Lác sữa không có tính lây khi sử dụng chung đồ đạc với người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể lan rộng ra theo thời gian. Chính vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu trên nên tìm cách cũng như mẹo chữa chàm sữa cho bé.

3. Bị lác sữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi được không?

Chàm sữa có tự hết không? Theo nhiều chuyên gia cho rằng lác sữa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sẽ thuyên giảm dần sau 1 tuổi. Vì lúc này sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã tốt hơn.

Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Mỗi lần tái phát thời gian tự khỏi khoảng 7-10 ngày nếu như được xử lý đúng cách.

VII. Cách phòng ngừa chàm sữa sơ sinh như thế nào cho hiệu quả?

Để phòng tránh bệnh chàm cho con bạn nên lưu ý tới một số lời khuyên dưới đây:

Tắm giặt vệ sinh hàng ngày cho bé sạch sẽ

  • Tắm cho bé hằng ngày bằng nước ấm, không nên tắm quá 10 phút.
  • Nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ phù hợp với làn da của trẻ và không có chất tẩy rửa.
  • Mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé khi thời tiết lạnh hanh khô.
  • Mẹ cho trẻ sống trong không gian thoáng đãng, không có lông động vật hoặc bụi bẩn.
  • Trẻ cần được bú mẹ nhiều để tăng dinh dưỡng cũng như sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Ngay khi da của trẻ có những dấu hiệu bất thường bạn nên cho trẻ đi thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng, với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách phòng bệnh hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Da trẻ sơ sinh bị khô và những điều mẹ nên biết!

    Da trẻ sơ sinh bị khô sần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do môi trường hoặc bệnh lý. Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để việc xử lý vấn đề đơn giản hơn. Cùng Yoosun Baby tìm hiểu

    Trẻ bị lác đồng tiền: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

    Lác đồng tiền trẻ em là một dạng viêm da khá phổ biến. Bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh có biểu hiện như

    Trẻ bị ngứa quanh miệng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

    Trẻ bị ngứa quanh miệng là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân và các điều trị an toàn. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

    Trẻ bị trầy xước nên xử lý thế nào cho an toàn và hiệu quả?

    Trẻ bị trầy xước da là điều khó tránh khỏi khi con đang trong độ tuổi tò mò và hiếu động. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm các biện pháp xử lý và