Hăm da vùng kín là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh, tình trạng này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và khiến ba mẹ gặp nhiều nỗi lo. Để làm rõ nguyên nhân cũng như các phương pháp xử lý tình trạng này, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau đây!
Nội dung chính
I. Tình trạng hăm da ở vùng kín trẻ nhỏ
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu và chưa đủ mạnh để loại bỏ mầm bệnh, vì thế tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín rất dễ xảy ra vào những tháng đầu đời.
Hăm vùng kín nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm nhiễm da
Khi trẻ đi ngoài, những loại vi sinh vật trong phân hợp cùng mồ hôi sẽ gây ra vấn đề hăm ngứa ở vùng kín của bé.
Điều này khiến trẻ cảm thấy đau rát mỗi lần thay tã hoặc tắm rửa, ngoài ra, hăm còn gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và khả năng sinh sản sau này.
Vì thế mẹ cần tìm hiểu rõ về bệnh lý bị hăm da vùng kín ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
II. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da vùng kín
Nguyên nhân chính là do mẹ chọn bỉm có bề mặt khô ráp, cọ sát vào da trẻ.
Bên cạnh đó, việc mặc tã quá bé hoặc quá chật, không thường xuyên thay bỉm, khiến cho độ ẩm ở vùng da nhạy cảm luôn ở ngưỡng cao, kết hợp với chất thải khiến trẻ bị hăm ở vùng kín.
Việc mẹ chăm sóc không đúng cách, để bé mặc tã ướt hoặc dính phân không chỉ gây khó chịu mà còn gây kích ứng da, dễ xuất hiện tình trạng hăm.
Làn da vùng kín trẻ mong manh nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây hăm
Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đi ngoài liên tục đồng thời hệ miễn dịch bị suy giảm do mất nước cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công vùng kín.
Một nguyên nhân khách quan khác là do thời tiết nóng nực, độ ẩm cao, khiến trẻ ra quá nhiều mồ hôi, điều này cũng dễ gây bít tắc lỗ chân lông làm hăm da.
Ngoài ra, một số mẹ đã lạm dụng phấn rôm với mục đích giúp da bé trử nên thông thoáng, điều này càng khiến tình trạng hăm trở nên trầm trọng hơn.
III. Các triệu chứng khi bé bị hăm đỏ vùng kín
Hăm ngứa vùng kín thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những ngày mùa nắng nóng, ẩm ướt với những triệu chứng như:
– Vùng kín của trẻ xuất hiện những dấu hiệu như căng da, ửng đỏ.
– Da háng mắc sần, cứng, không mềm như các ở vùng da xung quanh.
– Trẻ cảm thấy ngứa rát, khó chịu, nếu mẹ không thể ý, trẻ có thể gãi, cào làm xuất hiện các vết trầy, nặng hơn có thể làm loét da, chảy máu.
– Hăm da háng khiến cho trẻ luôn luôn thấy đau đớn, ngứa ngáy ở vùng đóng bỉm. Điều này khiến bé bỏ bú, mệt mỏi và là nguyên nhân của những cơn quấy khóc ngày đêm.
IV. 5 cách trị hăm da vùng kín hiệu quả cho bé trai và bé gái
Khi phát hiện những dấu hiệu trẻ bị hăm vùng kín, mẹ hãy nhanh chóng áp dụng những phương pháp sau:
1. Trị hăm vùng kín cho trẻ bằng cây mã đề
Cách trị hăm vùng kín bằng lá mã đề được biết đến là phương pháp mang lại hiệu quả cao.
Theo các chuyên gia, loại lá này chứa nhiều thành phần giúp kích thích sự tái sinh của các tế bào, làm tăng khả năng bảo vệ của da trước các tác nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín bé trai.
Lá mã đề trị hăm vùng kín hiệu quả
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 100g lá mã đề tươi sau đó bỏ lá sâu, úa. Rửa sạch cùng với một thìa cà phê muối ăn để sát khuẩn.
– Dùng 1- 2 lít nước bỏ lá mã đề vào nồi đun sôi trong khoảng 5-10 phút rồi để nguội.
– Pha thêm khoảng 5 lít nước sạch cho dung dịch loãng ra.
– Sau đó, mẹ vớt hết lá mã đề đi, đợi đến khi nhiệt độ của nước ở mức 35– 37 độ C thì tắm cho bé.
– Trong quá trình tắm, mẹ hãy vỗ nước lá nhẹ nhàng khắp cơ thể bé, đặc biệt là vùng hăm của con.
– Tắm nhanh trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch, lau khô bằng khăn mềm và mặc quần áo cho bé.
2. Trị hăm cho vùng kín cho trẻ em bằng dầu dừa
Chữa hăm vùng kín cho bé trai bằng dầu dừa rất đơn giản, mẹ có thể bôi dầu trực tiếp lên da hoặc pha vào chậu nước tắm cho trẻ để làm dịu mẩn ngứa.
Các vitamin trong loại tinh dầu này giúp da mềm mịn, chống khô, nứt nẻ, cải thiện các vùng da bị hư tổn, thô ráp do hăm vùng kín.
Đây cũng là cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
– Lấy 2 thìa tinh chất dầu dừa để thoa cho trẻ (nếu dầu dừa ở thể rắn, mẹ đun cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng để làm tan).
– Rửa vùng kín bị hăm tã bằng nước ấm rồi lau khô.
– Đợi khi dầu dừa ấm lại thì mẹ nhẹ nhàng thoa lên da bé.
– Massage nhẹ nhàng để tinh chất dầu dừa thấm sau.
– Đợi da bé khô hoàn toàn sau đó mặc quần áo mới cho con.
3. Dùng lá khế trị hăm ngứa cho bé gái
Cách trị hăm vùng kín cho bé gái bằng lá khế đã được truyền lại từ ngày xưa, ba mẹ có thể tham khảo để giúp con nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng.
Cách thực hiện:
– Cho vào nồi lá khế đã rửa sạch với 2 lít nước. Đun lửa lớn tầm 5-10 phút đến khi nước sôi rồi để nguội.
– Lọc nước để bỏ đi bã và cặn lá, sau đó pha với thêm nước để tắm cho trẻ và canh nhiệt độ phù hợp.
– Tắm bằng nước lá khế trong vòng 5-7 phút rồi Massage nhẹ nhàng để giúp bé thoải mái.
– Sau khi dùng nước lá, mẹ có thể tắm lại cho bé bằng nước ấm để để rửa hết các phần cặn dính trên tóc và da.
4. Cách chữa hăm da vùng kín cho trẻ bằng trầu không
Theo các chuyên gia, thông thường bé gái sẽ bị hăm vùng kín nhiều hơn bé trai.
Vì thế việc dùng lá trầu không như một cách trị hăm vùng kín cho bé gái là phương pháp rất hữu hiệu.
Nước tắm lá trầu không có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại trên da.
– Đem lá rửa sạch, ngâm trong nước muối 5 phút rồi bỏ vào nồi đun sôi khoảng 10 phút, lọc để lấy nước trong và vớt lá ra.
– Thêm nước lạnh vào chậu cùng với nước lá, sao cho nước đạt đến nhiệt độ từ 35-38 độ C là thích hợp.
– Tắm sạch bé với nước trước một lần, sau đó thả bé vào chậu nước lá.
– Tráng lại một lần với nước ấm. Dùng khăn mềm lau khô người bé rồi mặc quần áo.
⏩⏩⏩Bạn có quan tâm: Các cách chữa hăm bẹn
5. Sử dụng dòng kem bôi hăm an toàn cho cả bé trai và gái
Cách chữa hăm da vùng kín hiệu quả, được nhiều ba mẹ tin dùng nhất chính là sử dụng những sản phẩm kem bôi.
Trong đó, kem Yoosun Baby với thành phần dịu nhẹ, không chứa các chất gây kích ứng như chất bảo quản (paraben,..), chất tạo màu, là sản phẩm được rất nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng và bác sĩ da liễu khuyên dùng để vệ sinh cho trẻ.
Kem Yoosun Baby – công thức đặc trị hăm nhanh chóng
Sau khi tắm rửa xong, mẹ nên dùng khăn vải sạch thấm khô vùng da đóng bỉm cho trẻ, sau đó thoa một lớp kem Yoosun Baby, để khô một cách tự nhiên rồi đóng tã và mặc quần áo cho bé.
Mẹ có thể thoa kem cho bé 2-3 lần/ngày, liên tục trong 4 – 6 ngày để thấy các vết hăm săn se, vùng bị hăm giảm sưng và ngứa rát.
Sản phẩm có hiệu quả kháng khuẩn cao, chống được nhiều loại vi sinh vật và nấm gây bệnh trên da, từ đó giúp bé nhanh thoát khỏi tình trạng hăm vùng kín.
Đây là kem bôi da an toàn, lành tính cho da nhạy cảm, là lựa chọn đúng đắn của các mẹ.
V. Các cách phòng ngừa hăm vùng kín cho trẻ em
Hăm vùng kín không khó điều trị nhưng nếu kéo dài sẽ khiến bé biếng ăn, quấy khóc… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, ba mẹ nên chủ động phòng hăm cho con bằng những cách sau:
1. Xử lý triệt để tình trạng tiêu chảy ở trẻ
Việc bị tiêu chảy không chỉ khiến các bé bị suy nhược cơ thể, nếu không được vệ sinh cẩn thận, tình trạng này còn khiến các bé gặp phải các vấn đề về da như: Hăm hậu môn, hăm tã,…
Vì thế khi mẹ thấy con bị tiêu chảy nhiều hơn 3 lần 1 ngày thì nên đến bác sĩ để được điều trị dứt điểm để hạn chế những nguy cơ gây hăm da ở trẻ.
2. Thay tã, bỉm thường xuyên
Trung bình, các bé sơ sinh cần thay khoảng 10 đến 12 bỉm/ ngày. Khi các bé lớn dần, tần suất thay bỉm sẽ ngày 1 giảm.
Bên cạnh đó, cứ sau 1 đến 3 tiếng, mẹ nên kiểm tra bỉm của bé 1 lần, nếu bỉm nặng, bạn cần thay ngay để khiến con thấy thoải mái hơn.
3. Dùng các loại bỉm, phấn rôm chất lượng
Nên lựa chọn loại bỉm mềm mại để tránh tình trạng cọ sát vào da bé. Ngoài ra cũng cần chú ý size bỉm tương đương với cân nặng để không làm bé quá khó chịu khi mặc.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không lạm dụng phấn rôm để thoa lên vùng kín của con. Sử dụng đúng liều lượng và lựa chọn phấn rôm lành tính, an toàn với làn da của trẻ.
4. Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt cho trẻ
Quần áo cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo thoáng mát và dễ chịu để hạn chế tối đa tình trạng ngứa ngáy, đồng thời giảm bớt việc ma sát giữa da trẻ và quần áo gây trầy xước.
Mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton cho trẻ mặc. Ban ngày thì bé có thể mặc quần đùi, áo ngắn tay.
Vào ban đêm, mẹ cần mặc cho trẻ quần áo dài tay với chất liệu mát, thấm hút tốt.
Khi vùng kín bị hăm ngứa ở trẻ, mẹ không nên quá lo lắng mà nên áp dụng những cách trên để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu sau vài ngày áp dụng, tình trạng bị hăm da vùng kín vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn thì nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị thích hợp.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.