Hăm hậu môn ở trẻ là gì? 5+ Cách chữa hiệu quả!

Những ngày nắng nóng, oi bức, đặc biệt là thời tiết mùa hè dễ khiến cho trẻ bị hăm hậu môn. Nguyên nhân là do lỗ chân lông trên da giãn nở để thoát nhiệt, nên dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập khiến em bé bị hăm. Cùng tìm hiểu những cách phòng tránh và chữa trị khi bé gặp tình trạng này ngay dưới đây.

I. Bị hăm hậu môn ở trẻ là gì?

Vùng hậu môn đỏ ửng được xem là dấu hiệu của bệnh lý hăm da quanh vùng hậu môn của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vị trí này, cụ thể:

Hăm hậu môn với những vết ửng đỏ xung quanh vùng mông

– Bé mặc tã 24/24, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở nước tiểu, mồ hôi sinh sôi và tấn công da bé, gây viêm nhiễm, nổi mụn đỏ.

– Cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách và kịp thời khiến, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công da bé.

– Ăn uống thực phẩm không phù hợp, dẫn đến trẻ bị viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài nhiều dẫn đến hậu môn bị hăm đỏ.

– Lạm dụng phấn rôm khiến vùng da xung quanh hậu môn bị bí lỗ chân lông, dễ bị viêm nhiễm và gây hăm.

– Hậu môn cọ xát với tã, hoặc quần áo mẹ mặc cho bé quá chật, làm từ chất liệu cứng gây cọ sát khiến da bé bị tổn thương, viêm nhiễm.

II. 5 cách dân gian chữa hăm hậu môn hiệu quả cho bé!

Bên cạnh các loại thuốc điều trị hăm có nguy cơ gây tác dụng phụ cho sự phát triển của trẻ, không ít bác sĩ khuyến khích mẹ sử dụng các biện pháp dân gian trị hăm hậu môn từ thảo dược.

Dưới đây là những bài thuốc dân gian được ông bà ta truyền lại từ xa xưa mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé.

1. Dùng nụ vối chữa hăm vùng hậu môn

Theo y học cổ truyền, nụ vối rất giàu chất kháng sinh tự nhiên giúp sát trùng vết thương, tiêu diệt vi khuẩn nên thường được ứng dụng trị mẩn ngứa, hăm loét hậu môn rất hiệu quả.

Nụ vối làm mát và chống viêm do vùng da bị hăm của trẻ

Vì thế mẹ có thể dùng nụ vối đun thành nước tắm để làm dịu vết sưng tấy ở hậu môn, giảm ngứa và mang lại sự thư giãn cho trẻ.

Cách thực hiện:

– Lấy một nắm nụ vối đem rửa sạch sau đó đun sôi với nước trong 30 phút.

– Hòa thêm 1 chút muối hạt, đợi khoảng 5 phút cho nước nguội rồi tắm cho bé.

– Sau khi tắm với nụ vối, mẹ tráng lại 1 lần nữa cho bé bằng nước sạch và lau khô người với khăn mềm.

2. Cách trị hăm loét hậu môn cho em bé bằng lá khế

Lá khế từ lâu đã là vị thuốc được dân gian sử dụng để chữa hăm cho em bé, loại lá này có tính thanh nhiệt, làm mát da, giúp chữa các chứng dị ứng, rôm sảy, hăm da cho bé.

Đặc biệt, lá khế rất an toàn, phù hợp với làn da mỏng, mẫn cảm của em bé nên mẹ có thể yên tâm dùng lá khế trị hăm loét hậu môn cho con.

Dùng nước tắm lá khế chữa hăm hậu môn hiệu quả

Chữa hăm bằng lá khế thì có rất nhiều cách dùng, như nấu nước tắm, xông hơi, đắp tươi hoặc sao vàng lên.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch và vò nát lá khế tươi sau đó nấu cùng 2 lít nước, có thể thêm 2 thìa muối.

– Tắm với nhiệt độ thích hợp, xả sạch lại với nước để thải độc da và giảm mẩn ngứa. Mẹ chỉ nên tắm nước lá khế cho con 2 lần/ tuần là đủ.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể xông hơi với lá khế, đây cũng là cách chữa hăm hậu môn cho bé được nhiều người ưa chuộng.

– Cho khoảng một nắm lá tươi vào nồi, nấu sôi 2 phút, rồi xông sơ qua (nước nguội có thể dùng để tắm lại).

– Rửa sạch nắm lá khế và giã nát với một ít muối hạt, đắp lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút rồi rửa lại cùng nước sạch.

– Rang nóng lá khế đến khi khô lại, để nguội và cho vào miếng vải sạch

– Thoa nhẹ nhàng lên vùng da hậu môn bị hăm trong vòng 5 phút rồi rửa lại với nước.

3. Chữa hăm hậu môn bằng cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa này thường mọc hoang ở các bờ ruộng, được con người thu hái về phơi khô, nấu tắm để điều trị cho cả gia đình.

Đây là loại thảo dược có tính mát, giúp giải độc, tiêu viêm rất hiệu quả.

Nước hãm cỏ đuôi ngựa giúp giải độc da an toàn cho trẻ

Vì vậy, tắm bằng cỏ roi ngựa có tác dụng với hầu hết các bệnh lý về da như hăm da, mụn nhọt, rôm sảy.

Cách thực hiện:

– Cỏ roi ngựa phơi khô, hoặc rửa sạch rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút để lấy nước cốt.

– Dùng bông mềm hoặc vải màn thấm dung dịch và chấm lên vết hăm của bé, để tự khô,

– Thực hiện 2 đến 3 lần/ ngày.

4. Mẹo sử dụng cỏ sữa chữa hăm hậu môn

Cỏ sữa có chứa các chất kháng sinh có công dụng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn có hại trên da, thanh nhiệt và giải độc.

Vì thế mẹ có thể dùng cỏ sữa để trị hăm hậu môn cho bé vì là thảo dược lành tính không gây hại cho da hay kích ứng. 

Cách thực hiện:

– Chọn 5 – 7 cây cỏ sữa lá nhỏ đem rửa thật sạch, để ráo rồi đem giã nát, chắt lấy nước.

– Thấm dung dịch vừa giã bằng khăn mềm rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da hăm của bé.

???Bạn muốn biết thêm về: Các cách chữa hăm bẹn

III. Cách chữa hăm hậu môn tự nhiên cho trẻ có hiệu quả không?

Cách chữa hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng những biện pháp tự nhiên tuy khá an toàn nhưng khó trị dứt điểm, hay tái phát.

Thêm nữa, những phương pháp này mang lại hiệu quả chậm nên chỉ được áp dụng trong trường hợp các vết hăm của bé không quá nghiêm trọng.

Nếu cấp độ hăm tiến triển nhanh mà được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc…

Ngoài ra do làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và yếu ớt nên những biện pháp chữa trị bằng dân gian có thể gây kích ứng cho da trẻ.

Đặc biệt là những loại lá có chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo chất lượng.

Vì thế trước khi sử dụng mẹ chọn lọc nguyên liệu lá kỹ lưỡng, sơ chế sạch sẽ và thử trước lên một vùng da nhỏ xem có phản ứng gì bất thường không.

Nếu sau 3 – 4 ngày tắm nước lá mà các triệu chứng hăm da không thuyên giảm, mẹ có thể áp dụng thêm những dòng sản phẩm trị hăm hậu môn cho bé để mang lại hiệu quả kép, giúp con nhanh hồi phục và không gặp biến chứng nguy hiểm.

IV. Tìm hiểu dòng sản phẩm trị hăm hậu môn cho bé

Để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hăm đồng thời giảm viêm, giảm ngứa khi bé bị hăm hậu môn, hiện nay nhiều mẹ rất tin dùng dòng sản phẩm kem Yoosun Baby trị hăm.

Yoosun baby giúp làm dịu da, giảm hăm ngứa nhanh chóng

Với những thành phần đặc trị hăm như kẽm oxid, D-panthenol, Bisabolol, Chiết xuất củ gừng, Yoosun Baby tạo 1 lớp màng kháng nước giúp da bé tránh tiếp xúc với chất thải.

Từ đó giúp bảo vệ làn da em bé tránh khỏi các nguyên nhân gây hăm hậu môn và ngăn ngừa tình trạng nặng lên trong trường hợp đã bị hăm.

Mẹ có thể sử dụng kết hợp kem Yoosun Baby cùng với các phương pháp chữa trị tự nhiên bằng nước lá, sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 2 ngày sử dụng.

V. Những cách phòng ngừa hăm đỏ hậu môn ở trẻ

Hăm đỏ hậu môn sẽ gây nhiều khó chịu cho trẻ, vì thế mẹ hãy tìm hiểu những cách phòng ngừa căn bệnh này để giúp cho trẻ ăn ngon ngủ khỏe. 

1. Vệ sinh vùng da hậu môn đúng cách

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho bé sau mỗi lần thay bỉm tã và bé đi vệ sinh (cả khi đại tiện và tiểu tiện).

Thao tác lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước da bé. Sau đó, mẹ lau khô toàn bộ vùng dưới của trẻ trước khi mặc bỉm tã mới.

Bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay tã để bảo vệ làn da của bé.

Không lạm dụng phấn rôm, gây tắc lỗ chân lông và làm trở ngại cho việc thoát ẩm của da.

2. Có chế độ ăn uống khoa học

Những thực phẩm có tính axit cao như trái cà chua, cam, mâm xôi, việt quất… có thể làm thay đổi thành phần phân của bé từ đó dẫn đến tình trạng hăm hậu môn ở trẻ.

Vì thế mẹ hãy cân đối những món ăn này trong thực đơn để giúp dạ dày của con được ổn định.

3. Chọn bỉm tã phù hợp

Thành phần tã hoặc chất liệu của tã không đạt chuẩn có thể gây kích ứng vùng da mông và khiến bé bị hăm ở hậu môn.

Vì thế mẹ hãy lựa chọn các loại tã thấm hút tốt, thành phần lành tính cho trẻ sử dụng. 

Không đóng bỉm cả ngày, chỉ đóng bỉm vào ban đêm để mẹ và bé ngủ ngon.

Ban ngày có thể thể không đóng bỉm mà lót dưới mông bé một tấm vải mỏng để thấm khi bé tè. 

Không dùng khăn ướt lau cho bé khi bé bị hăm hoặc sau khi đi tiêu. Mỗi lần thay tã (nếu không tắm), mẹ nên rửa mông trẻ sạch bằng nước ấm rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Nếu bé tè thì nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Đặc biệt nhớ giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ khi thay tã cho bé.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách chữa hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh, rất mong các mẹ đã có được những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Để lại một bình luận

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Hăm tã là gì? Nguyên nhân và 10+ cách điều trị hiệu quả!

    Hăm tã ở trẻ em là tình trạng thường gặp, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức. Khi xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng này, trẻ thường sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, dẫn tới mệt mỏi, quấy khóc.

    Hăm da vùng kín ở bé gái, trai phải làm sao? 5+ cách chữa cho trẻ!

    Hăm da vùng kín là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé sơ sinh,  tình trạng này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và khiến ba mẹ gặp nhiều nỗi lo. Để làm rõ nguyên nhân cũng

    Dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ có an toàn không? Nên hay không nên bôi?

    Phấn rôm có khả năng hút ẩm, thường được các mẹ thoa lên da sau khi tắm để tránh bị ẩm ướt. Bên cạnh đó, nhiều mẹ thường dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh, vì lầm tưởng rằng tính hút ẩm của

    4+ cách trị hăm bằng lá chè xanh – Hiệu quả sau 1 tuần!

    Trị hăm bằng lá chè xanh là phương pháp dân gian đã được rất nhiều người áp dụng từ xa xưa. Với phương pháp dùng lá trà, làn da của bé sẽ trở nên khô ráo hơn, giảm thiểu tình trạng ẩm ướt vùng kẽ,