Dị ứng nước hồ bơi: Biểu hiện, cách chữa hiệu quả!

Dị ứng nước hồ bơi ở trẻ là vấn đề nghiêm trọng gây nên tình trạng ngứa ngáy, khiến da bị tổn thương. Nếu bé của bạn cũng đang gặp phải tình trạng này đừng quá lo lắng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nhận biết và xử lý hiệu quả.

I. Nguyên nhân dị ứng với nước hồ bơi là gì?

Da bị dị ứng hồ bơi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Dị ứng nước hồ bơi có thể do dư thừa hàm lượng Clo

Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do chất lượng nước không đạt chuẩn. Bên cạnh đó, cũng có thể do ảnh hưởng bởi một số thành phần có trong nước. Cụ thể như sau:

1. Hồ bơi có nhiều vi sinh vật

Một số hồ bơi nếu như nước không được xử lý thường xuyên và đúng quy trình sẽ tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại vi sinh vật.

Nguyên nhân này thường xuất phát từ hồ bơi ngoài trời do nhiều tác động bên ngoài như: Bụi bẩn, nước mưa, ký sinh trùng, các loại vi trùng…

Hoặc cũng có thể do chất thải của người đi bơi như kem chống nắng, mồ hôi, nước bọt, nước tiểu…

2. Do một số thành phần có trong nước hồ bơi

Để duy trì được nguồn nước hồ bơi luôn được sạch sẽ cần phải sử dụng đến hóa chất.

Do đó, những người có cơ địa nhạy cảm khi bơi làn da tiếp xúc với nước có thể bị dị ứng với một số thành phần nào đó.

3. Thừa hàm lượng Clo

Thực tế cho thấy, Clo có vai trò rất quan trọng trong việc khử trùng nước hồ bơi.

Tuy nhiên, sử dụng quá mức nồng độ cho phép sẽ khiến cho trẻ khi bơi bị dị ứng.

II. Biểu hiện dị ứng nước hồ bơi ở trẻ

Để nhận biết dị ứng nước hồ bơi ở trẻ không quá khó. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

Da của trẻ nổi mẩn đỏ là dấu hiệu bị dị ứng hồ bơi

– Khi tiếp xúc với nước hồ bơi da có dấu hiệu nổi những mẩn đỏ. Ban đầu có thể nổi ít sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

– Nổi mề đay khắp cơ thể cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị dị ứng với nước hồ bơi.

– Mụn nhọt xuất hiện trên da.

– Có một số trường hợp trẻ nhỏ bị khó thở hoặc thở khò khè.

– Cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc choáng váng đầu óc.

– Đau đầu cũng là triệu chứng để nhận biết dị ứng với nước hồ bơi.

– Khó nuốt.

Ngoài ra, khi bị dị ứng nước hồ bơi trẻ còn có nguy cơ bị sốc phản vệ. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng của trẻ.

III. Cách chữa dị ứng nước hồ bơi hiệu quả

Khi trẻ tham gia bơi lội tại hồ bơi nếu như xuất hiện những triệu chứng trên cha mẹ cần hết sức lưu ý. Tùy vào từng mức độ nặng hay nhẹ sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Điều trị dị ứng nước hồ bơi trường hợp nhẹ

Có nhiều trường hợp, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Một số biện khắc phục giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ bao gồm:

2. Không tiếp xúc với nước hồ bơi

Điều bạn cần làm đầu tiên khi trẻ bị dị ứng nước hồ bơi đó chính là tránh tiếp xúc.

Sau đó nên tắm sạch sẽ bằng sữa tắm để loại bỏ các yếu tố gây dị ứng khỏi da.

Ngoài việc sử dụng sữa tắm bạn cũng có thể sử dụng một số loại lá như: lá ổi, lá khế, tía tô… để nấu nước và tắm cho bé.

Cách này sẽ giúp cải thiện triệu chứng mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa ngáy cho trẻ.

3. Chườm lạnh

Nếu bạn đang lo lắng làm gì khi bị dị ứng nước hồ bơi hãy thử chườm lạnh cho trẻ. Cách này thực hiện khá đơn giản chỉ cần chuẩn bị 1 ít đá cho vào túi bọc vải rồi chườm lên vùng da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Mỗi ngày bạn nên thực hiện khoảng 4 lần như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ít ngứa ngáy hơn.

4. Bôi kem Yoosun Baby

Ngoài những cách trên bạn nên tìm hiểu và sử dụng kem bôi ngoài da để làm dịu những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy cho trẻ.

Thoa kem Yoosun Baby cho trẻ khi bị dị ứng

Nên chọn các dòng kem chất lượng cao để giúp làn da của trẻ bớt khô và ngứa.

Kem Yoosun Baby hiện đang là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng khi con bị mẩn đỏ, ngứa ngáy do dị ứng gây nên.

Với hàm lượng D-Panthenol và kẽm oxid cao giúp làm săn se, giảm mẩn ngứa, phục hồi làn da sau tổn thương.

Nếu trẻ bị dị ứng với nước bể bơi bạn có thể sử dụng kem Yoosun Baby bôi 2-3 lần/ngày.

Sản phẩm được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Bởi  kem không chứa Paraben, không gây dị ứng, không chứa Corticoid.

5. Điều trị dị ứng nước bể bơi trong trường hợp nặng

Khi bạn đã áp dụng những biện pháp trên nhưng không đáp ứng tốt các triệu chứng bạn nên đi thăm khám. Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện những biểu hiện sau cần đi gặp bác sĩ ngay:

– Vùng da hoặc vệt đỏ ngày càng có xu hướng lan rộng.

– Tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn và không có xu hướng thuyên giảm.

– Ngứa kéo dài trên 2 tuần.

– Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu…

Đối với những trường hợp trẻ bị dị ứng với nước hồ bơi nặng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc.

Bởi lúc này lượng histamin trong cơ thể cao hơn bình thường.

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamin dạng uống như Dexchlorpheniramine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine,…Hoặc bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc dạng tiêm để mang đến hiệu quả nhanh hơn.

Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn nên thực hiện đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về điều trị, nên uống đúng liều, đúng thời gian để mang lại hiệu quả như mong muốn.

IV. Lưu ý để tránh bị dị ứng nước hồ bơi

Da hay mắt bị dị ứng nước hồ bơi đều khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Vì vậy, để giảm nguy cơ bị dị ứng do bơi lội cha mẹ nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Nên chọn hồ bơi cẩn thận, tránh bơi tại những bể đã có nhiều người bị ngứa hoặc có dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm khuẩn.  Hãy chọn hồ bơi sạch sẽ và uy tín, có quá trình xử lý đạt chuẩn để tránh bị dị ứng khi bơi.

– Trước khi cho trẻ bơi, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm để tạo thành màng bảo vệ da. Lớp màng kem dưỡng ẩm này sẽ bảo vệ da tránh khỏi những tác hại từ môi trường bên ngoài.

– Hạn chế cho trẻ đi bơi vào những ngày cuối tuần. Bởi đây là thời điểm có nhiều người tham gia bơi nên sẽ có nguy cơ dị ứng cao hơn.

– Khi trẻ đi bơi về bạn nhớ tắm rửa, vệ sinh thật kỹ. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng bị dị ứng.

– Không nên cho trẻ bơi quá lâu như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

– Nếu bé bơi tại hồ bơi của gia đình, ba mẹ nên vệ sinh bể bơi sạch sẽ, sử dụng hóa chất theo đúng mức quy định. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng dị ứng nước hồ bơi ở trẻ mà cha mẹ nên nắm được.

Ngoài việc tìm phương pháp điều trị, bạn cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý để giúp bé tránh bị dị ứng khi bơi.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề trên vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của kem Yoosun Baby qua tổng đài miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol