Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? 5 Cách trị rôm sảy cho bé!

Trẻ bị rôm sảy thường có cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên cha mẹ nên tìm cách xử lý. Vậy khi bé gặp phải tình trạng này cần làm những gì?

I. Rôm sảy ở trẻ là gì?

Trẻ em bị rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ứ đọng mồ hôi.

Ống bài tiết dễ bị ghét bịt kín hoặc bị bụi bám khiến cho làn da bị viêm nhiễm xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu hồng trên da.

trẻ bị rôm sảy

Hình ảnh trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm ướt.

Khi thời tiết mát mẻ những nốt mẩn có thể tự lặn mà không gây ra tác hại gì. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp rôm sảy khiến trẻ bị ngứa gãi nhiều làm da bị trầy xước.

II. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt, đầu hoặc những vị trí khác trên cơ thể có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

Do các ống tuyến mồ hôi ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Đặc biệt, khi mùa hè đến thời tiết nắng nóng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi để tránh nóng. Việc bài tiết mồ hôi quá nhiều dẫn đến tình trạng bít tắc. Và đây được xem là nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em.

Trẻ em bị rôm sảy nhiều cũng có khả năng là do mặc quần áo không thấm hút mồ hôi. Hoặc đối với những trẻ sơ sinh mặc tã quá chật cũng gây ra hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ nhỏ sống trong không gian chật chội, bí bách oi bức cũng dễ bị nổi rôm sảy hơn so với những trẻ khác.

Nếu da của trẻ không được vệ sinh đúng cách, đặc biệt là vào mùa hè cũng dễ bị rôm sảy.

III. Biểu hiện của tình trạng rôm sảy ở bé

Bạn có thể nhận biết trẻ bị rôm sảy mùa hè thông qua một số biểu hiện dưới đây:

Trên da của bé xuất hiện những sần màu đỏ hoặc màu hồng. Đặc biệt tại một số vị trí như lưng, ngực, mặt, trán, cổ…

bé bị rôm sảy

Da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ

Em bé bị rôm sảy nhiều thường có cảm giác ngứa ngáy và đưa tay ra gãi. Một số trẻ còn quấy khóc nhiều vì cảm thấy khó chịu và bứt rứt.

Trẻ có thể gãy gây trầy xước da và khiến da bị nhiễm khuẩn hình thành nên những nốt mụn nhọt. Đây là những dấu hiệu trẻ bị rôm sảy cha mẹ nên nắm được để có biện pháp xử lý kịp thời.

IV. Các dạng rôm sảy của trẻ em

Rôm sảy ở trẻ nhỏ được phân thành 3 dạng sau:

1. Rôm dạng tinh thể

Rôm dạng tinh thể thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ do các ống tuyến mồ hôi chậm phát triển.

Đây là dạng rôm sảy nhẹ chỉ ảnh hưởng tới những ống trên cùng của da. Khi trẻ em nổi rôm sảy loại này thường không có dấu hiệu ngứa, viêm hay đau đớn.

Chúng chỉ xuất hiện khi trẻ bị sốt cao và để lại những mảng da bị bong tróc khi đã khỏi bệnh.

2. Rôm đỏ

Loại rôm sảy này thường xảy ra sâu bên trong da.

Vùng da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như nổi mụn đỏ và có cảm giác ngứa.

Rôm đỏ xảy ra chủ yếu là do thời tiết nóng ẩm.

3. Rôm sâu

Trường hợp em bé sơ sinh bị rôm sảy sâu rất ít khi gặp. Bởi đây là loại tổn thương ở lớp sâu nhất của da.

Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng sau khi rôm đỏ kéo dài mà không có biện pháp xử lý.

V. Các phương pháp trị rôm sảy tại nhà cho bé

Trẻ em bị mọc rôm thường có cảm giác ngứa, khó chịu. Khi bé gãi nhiều có thể làm xước da gây viêm nhiễm xuất hiện những nốt mụn nhọt.

Khi trẻ em bị rôm ngứa cha mẹ nên tìm các biện pháp xử lý ngay, tránh để lâu dài. Dưới đây là một số cách điều trị mà bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần.

1. Trị rôm sảy cho bé bằng lá trà xanh

Đây là cách trị rôm sảy cho bé tại nhà được nhiều người áp dụng. Bởi phương pháp này an toàn, nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ.

Một số thành phần có trong trà xanh có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và ức chế các vi khuẩn có hại. Phương pháp tắm này rất tốt đối với những người bị bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy.

trị rôm sảy cho bé

Cách trị rôm sảy cho trẻ em bằng lá trà xanh như sau:

– Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, không dập nát, không sâu bệnh cùng một chút muối trắng.

– Mang lá đi rửa thật sạch rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước. Sau đó thêm muối trắng vào đun trong khoảng 20 phút.

– Chờ cho nước nguội bớt còn khoảng 35-38 độ c thì mang đổ ra chậu, bỏ hết phần bã.

– Mẹ tắm cho bé trong khoảng 10 phút để các tinh chất trà xanh thấm vào vùng da bị tổn thương. Hoặc mẹ cũng có thể dùng khăn mềm thấm nước lau nhẹ nhàng vùng da bị rôm sảy.

– Tráng lại người bé bằng nước ấm sạch rồi lau khô người và mặc quần áo.

2. Chữa rôm sảy cho bé sơ sinh bằng lá khế

Thêm một cách điều trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh đó để cha mẹ lựa chọn đó là dùng lá khế. Loại lá này có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chống dị ứng.

Không chỉ vậy lá khế không chứa những thành phần gây kích ứng, an toàn và thân thiện với làn da trẻ nhỏ.

Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng lá khế như sau:

– Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch cho vào ngâm với nước muối pha loãng 15 phút.

– Vớt lá khế ra cho vào nồi thêm 2-3 lít nước và đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp và cho thêm một ít muối biển.

– Lọc bỏ phần bã, đổ nước ra chậu chờ cho nước ấm tắm cho bé.

Đối với cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh bằng lá khế bạn nên thực hiện liên tục 3 ngày. Nếu tình trạng thuyên giảm bạn có thể tắm 3 lần/tuần.

Ngoài cách đun nước tắm bạn cũng có thể dùng lá khế tươi để vò nát cùng với muối trắng. Sau đó lọc lấy phần nước cốt rồi hòa với nước tắm cho con.

3. Điều trị trẻ bị rôm sảy bằng lá kinh giới

Những tác dụng của lá kinh giới đã được y học hiện đại chứng minh. Chính vì vậy, chúng nhanh chóng được ứng dụng trong cách trị rôm sảy cho trẻ nhỏ.

Cách trị rôm sảy cho em bé bằng lá kinh giới như sau:

– Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, sau đó mang nhặt hết lá sâu bệnh, dập nhát và rửa sạch.

– Cho lá kinh giới cùng một chút nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

– Mẹ dùng khăn xô sạch để lọc lấy nguyên phần nước, bỏ bã.

– Cho 4-5 lít nước ấm vào chậu rồi đổ nước lá kinh giới đã chuẩn bị vào.

– Tắm cho bé như bình thường, nhưng nên tập trung vào vùng da đang bị rôm sảy. Mẹ không nên chà sát quá mạnh, bởi có thể khiến da của con bị xây xước và tổn thương.

4. Làm mát da cho bé giảm rôm sảy

Làm mát da là cách trị rôm sảy mùa hè mà bạn nên áp dụng để giúp con giảm ngứa ngáy, khó chịu.

Bạn có thể sử dụng dưa chuột để làm sạch da, giảm tình trạng rôm.

Khi bé bị rôm sảy ở mặt, cổ bạn chỉ cần dùng vài lát dưa chuột thái mỏng rồi đắp lên.

Trong thành phần của dưa chuột có nhiều nước nên sẽ cân bằng độ ẩm cho da, làm dịu da.

5. Sử dụng các sản phẩm kem chữa rôm sảy cho bé

Bạn đã áp dụng hết những cách trên nhưng trẻ bị rôm sảy nặng hơn không thuyên giảm.

rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Dùng kem Yoosun Baby ngăn ngừa rôm sảy cho bé

Trong trường hợp này bạn nên tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm kem chữa rôm sảy cho bé.

Hiện nay, có rất nhiều loại kem trị rôm sảy mẩn ngứa cho bé.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại nào bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc, xuất xứ thành phần.

Điều này sẽ giúp bé tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn và sớm loại bỏ rôm sảy.

Tốt nhất khi sử dụng kem bôi trị rôm sảy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thực hiện đúng theo hướng dẫn và chỉ định để đạt được kết quả như mong muốn. 

Nếu trẻ bị rôm sảy nhiều có thể tham khảo và sử dụng Yoosun Baby.

Với thành phần chính là Kẽm  Oxit, D-Panthenol, tinh dầu thiên nhiên, chiết xuất rau má… giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Các tinh dầu còn có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da mềm mịn và căng mướt.

VI. Các cách phòng ngừa bé bị rôm sảy

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ nhỏ bạn nên áp dụng theo một số cách dưới đây:

Mẹ nên cho con mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát. Đặc biệt phải thấm hút ẩm vào mùa hè.

Không mặc quá nhiều, quá chật và ủ bé quá kỹ. Bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.

Khi thời tiết nắng nóng, bạn không nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Có thể dùng điều hòa hoặc quạt thông khí.

Chỗ ngủ của bé phải luôn thông thoáng và thông khí tốt.

Nên tắm cho bé bằng nước mát, tránh sử dụng xà phòng loại làm khô da. Có thể tắm cho bé bằng lá trà xanh, lá tía tô, kinh giới…

Khi trẻ bị rôm sảy cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó nên tìm hiểu và chọn lọc thông tin để có được biện pháp điều trị phù hợp an toàn. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về sản phẩm Yoosun Baby hãy liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline miễn cước 18001125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Trẻ bị trầy xước nên xử lý thế nào cho an toàn và hiệu quả?

    Trẻ bị trầy xước da là điều khó tránh khỏi khi con đang trong độ tuổi tò mò và hiếu động. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm các biện pháp xử lý và

    Trẻ bị ngứa quanh miệng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

    Trẻ bị ngứa quanh miệng là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân và các điều trị an toàn. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

    Trẻ bị lác đồng tiền: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

    Lác đồng tiền trẻ em là một dạng viêm da khá phổ biến. Bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh có biểu hiện như

    Da trẻ sơ sinh bị khô và những điều mẹ nên biết!

    Da trẻ sơ sinh bị khô sần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do môi trường hoặc bệnh lý. Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để việc xử lý vấn đề đơn giản hơn. Cùng Yoosun Baby tìm hiểu