Trẻ bị dị ứng yến mạch: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng yến mạch là tình trạng dị ứng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Mặc dù không quá phổ biến nhưng khi dị ứng không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan tới vấn đề này.

I. Nguyên nhân dị ứng yến mạch là gì?

Dị ứng với yến mạch là hiện tượng trẻ bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại protein có tên là avenin có trong yến mạch. Khi trẻ tiếp xúc với yến mạch sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch.

dị ứng yến mạch

Dị ứng với yến mạch ở trẻ

Từ đó dẫn tới việc hình thành những kháng thể có tác dụng chống lại chất lạ mà cơ thể cho rằng đây là mối nguy hiểm. Trong trường hợp dị ứng này chính là protein avenin. 

Có một số trường hợp trẻ tiếp xúc với yến mạch có xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, đây có thể không phải là do dị ứng mà là do trẻ nhạy cảm với gluten hoặc celiac. 

Gluten là một protein có nhiều trong lúa mì và không có trong yến mạch.

Nhưng trong quá trình sản xuất, chế biến trong nhà máy có thể làm cho nguồn gluten từ lúa mì nhiễm sang sản phẩm yến mạch. Đây được xem là những nguyên nhân khiến em bé dị ứng yến mạch. 

Ngoài ra, một số trẻ bị dị ứng với yến mạch nếu như quá nhạy cảm với những thực phẩm giàu chất xơ.

II. Biểu hiện dị ứng yến mạch

Bé bị dị ứng yến mạch không phải quá phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan.

Những triệu chứng dị ứng thường xuất hiện từ nhẹ cho đến nặng. Do đó, bạn nên nhận biết sớm để có biện pháp điều trị kịp thời tránh gặp phải những điều không mong muốn.

biểu hiện dị ứng yến mạch

Trẻ bị dị ứng yến mạch có thể sổ mũi, hắt hơi

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở trẻ khi bị dị ứng với yến mạch:

– Khó thở, thở khò khè. Một số trường hợp còn bị hen suyễn.

– Sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt.

– Viêm xoang cũng là dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng khi tiếp xúc với yến mạch.

– Đau mắt, ngứa mắt, có một số trẻ còn bị sưng húp mắt gây cảm giác khó chịu.

– Bệnh chàm, đỏ da.

– Xung quanh môi xuất hiện những nốt đỏ.

– Sưng môi, sưng lưỡi khiến trẻ quấy khóc, lười ăn.

– Đau đầu, buồn nôn, đau bụng.

– Táo bón.

– Đối với trường hợp trẻ sơ sinh khi dị ứng yến mạch còn có khả năng gây nên hội chứng viêm ruột do protein thực phẩm.

Hiện tượng này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa.

Từ đó khiến trẻ bị nôn, mất nước, tiêu chảy. Khi tình trạng này kéo dài còn có thể gây hôn mê hoặc tử vong do thiếu dinh dưỡng.

Triệu chứng nguy hiểm nhất khi bị dị ứng với yến mạch đó chính là sốc phản vệ.

Đây là sự kết hợp của những triệu chứng như: Kích ứng da nghiêm trọng, sưng, cơ quan tiêu hóa bị kích thích, khó thở, đánh trống ngực…

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng.

III. Trẻ dị ứng yến mạch phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Trẻ dị ứng khi ăn yến mạch khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng.

Bởi những dấu hiệu trên nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến cho tình trạng dị ứng trở nên nặng và khó điều trị hơn.

Trong một số trường hợp trẻ bị dị ứng yến mạch nhẹ có thể tự cải thiện mà không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, có những trường hợp trở nên nghiêm trọng cần chẩn đoán và điều trị, như:

– Tụt huyết áp.

– Nổi mề đay khắp người hoặc có triệu chứng ngứa da nghiêm trọng.

– Thở khò khè hoặc khó thở.

– Tiêu chảy.

– Chóng mặt hay ngất xỉu.

– Mạch đập yếu hoặc nhanh.

Để có được cách điều trị dị ứng yến mạch hiệu quả bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm chích da, test áp bì, thử nghiệm ăn yến mạch.

1. Điều trị trường hợp dị ứng yến mạch nặng

Sau khi xác định được mức độ dị ứng bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng người bệnh.

em bé dị ứng yến mạch

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng theo chỉ định của bác sĩ

Với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

– Thuốc kháng histamin:

Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích cải thiện tình trạng ngứa ngáy hay khó thở.

– Thuốc xịt mũi:

Nhóm thuốc này bao gồm thuốc kháng histamin, steroid tại chỗ và chất ổn định tế bào Mast ở mũi. Thuốc có thể hiệu quả khi điều trị những dấu hiệu rối loạn hô hấp khi bị dị ứng.

– Thuốc tiêm Epinephrine:

Loại thuốc này thường được sử dụng trong những trường hợp trẻ bị dị ứng yến mạch nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng người bệnh nên tuân thủ theo đúng yêu cầu, chỉ định của bác sĩ.

Tuyệt đối không được mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.

2. Điều trị trường hợp dị ứng với yến mạch nhẹ

– Thoa dầu dừa

Nếu trẻ bị dị ứng với yến mạch ở mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng dầu dừa thoa lên da cho bé. Axit béo có trong dầu dừa sẽ giúp làm lành những tổn thương và cấp ẩm cho làn da.

– Dùng kem Yoosun Baby

Khi trẻ bị dị ứng với yến mạch bạn cũng có thể dùng kem bôi ngoài da. Mục đích là giảm viêm, giảm sưng và giảm ngứa ngáy.

Tuy nhiên, khi dụng bất cứ sản phẩm nào bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, thành phần để đảm bảo an toàn với làn da trẻ nhỏ.

bé bị dị ứng yến mạch

Thoa kem Yoosun Baby giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên dùng loại kem nào để giảm sưng, giảm viêm cho trẻ hãy thử tham khảo Yoosun Baby.

Kem Yoosun Baby hiện đang là sự lựa chọn của nhiều mẹ khi con bị dị ứng với yến mạch ở mức độ nhẹ.

Kem có chứa thành phần kẽm oxit, D-Panthenol hàm lượng cao giúp giảm viêm ngứa, làm săn se và phục hồi tổn thương da khi bị dị ứng. 

Thành phần sản phẩm an toàn lành tính với làn da của trẻ nhỏ không chứa Paraben, không chứa corticoid, không gây dị ứng. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé khi bị dị ứng với yến mạch. 

IV. Lưu ý khi dùng yến mạch tránh bị dị ứng

Dị ứng yến mạch gây nên những triệu chứng khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, khi sử dụng yến mạch cho bé bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Trước khi cho trẻ ăn bạn nên kiểm tra đọc kỹ thành phần xem có yến mạch không.

– Không dùng yến mạch tắm cho bé.

– Tránh dùng kem dưỡng da cho bé từ yến mạch.

– Những bé nhạy cảm với gluten hoặc mắc bệnh Celiac nên hạn chế sử dụng yến mạch để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

– Hạn chế cho trẻ dùng dầu yến mạch.

Trên đây là những thông tin về tình trạng dị ứng yến mạch ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên tham khảo. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp hay muốn tìm hiểu về sản phẩm vui lòng liên hệ với dược sĩ của kem Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol