Trẻ bị dị ứng nước biển: Dấu hiệu và cách điều trị an toàn

Trẻ bị dị ứng nước biển là hiện tượng da nổi mề đay, mẩn ngứa khi tiếp xúc với nước biển. Trong bài viết này chúng tôi sẽ khái quát những nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý để bạn tham khảo.

I. Nguyên nhân dị ứng với nước biển

Tắm biển mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay.

dị ứng nước biển

Dị ứng nước biển do nhiều nguyên nhân gây nên

Bị dị ứng với nước biển có thể do một số nguyên nhân sau gây nên:

– Vào những ngày thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sứa phát triển và trôi dạt gần vào trong bờ. Một trong số đó là sứa lửa chúng có nọc độc, khi chạm phải có thể khiến da bị mẩn ngứa, khó chịu.

– Bị dị ứng với nước biển cũng có thể do nguồn nước chứa ấu trùng giun tròn. Khi trẻ tiếp xúc với ấu trùng này sẽ gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

– Rong biển cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng dị ứng ở trẻ nhỏ sau khi tắm biển. Đây là phản ứng mẫn cảm của cơ thể khi tiếp xúc với một số loại rong biển, điển hình là Lyngbya Majuscule. Đây là rong biển có chứa chất độc nhẹ, khi tắm biển chúng có thể mắc kẹt vào da. Khi lên bờ rong biển khô sẽ chà xát và phóng thích chất độc ra ngoài gây nên những phản ứng viêm.

II. Biểu hiện nhận biết dị ứng nước biển ở trẻ

Thông thường, những biểu hiện của chứng dị ứng nước biển sẽ thể hiện ngay trên bề mặt da của trẻ nhỏ. Bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

cách trị dị ứng nước biển

Da mẩn đỏ là triệu chứng thường gặp khi dị ứng với nước biển

– Làn da của trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngay sau khi tiếp xúc với nước biển. Vài giờ sau những nốt này có thể lớn hơn gây ngứa.

– Da nổi mề đay, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

– Hiện tượng phát ban trên da diễn ra nhanh.

– Trên da mọc những nốt mụn nhọt. Khi tình trạng này trở nên nặng hơn có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn.

– Thở khò khè, thở khó.

– Có nhiều trẻ còn bị mệt mỏi, choáng váng đầu óc.

– Đau đầu cũng là dấu hiệu cho thấy bị dị ứng nước biển.

Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như khó thở, choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu nên nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Bởi đây là triệu chứng cho thấy dị ứng đang ở mức độ nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng.

III. Dị ứng với nước biển điều trị bằng cách nào?

Để có cách trị dị ứng nước biển có kết quả tốt người bệnh cần được bác sĩ xác định đang ở mức độ nào. Nếu như chỉ bị dị ứng tạm thời, bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Còn với trường hợp nặng có thể phải sử dụng đến thuốc.

1. Chăm sóc tại nhà

Đối với những trường hợp bị dị ứng nhẹ bạn có thể chăm sóc tại nhà để các triệu chứng thuyên giảm dần.

– Trước tiên, bạn cần cho trẻ tránh tiếp xúc với nước biển. 

– Nếu như trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngay tại bãi biển bạn có thể dùng cát để chà xát nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là trong trường hợp bị mẩn ngứa do sứa gây ra.

– Không nên cho trẻ gãy mạnh vì có thể khiến cho da bị trầy xước và làm viêm nhiễm da gây khó khăn cho việc điều trị.

– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng.

2. Sử dụng kem bôi ngoài da

Nếu như trẻ bị dị ứng với các triệu chứng như mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay ngứa ngáy bạn có thể sử dụng kem bôi. Kem bôi sẽ có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa nhanh chóng.

dị ứng với nước biển

Bôi kem Yoosun Baby giúp giảm ngứa, làm dịu da khi bị dị ứng

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên với mức độ nhẹ bạn có thể sử dụng kem Yoosun Baby.

Nhờ hàm lượng cao kẽm oxid, D- Panthenol hàm lượng cao giúp giảm viêm ngứa, làm săn se và dịu da, phục hồi da do hiện tượng dị ứng gây nên.

Ngoài ra, sản phẩm này còn có chứa nhiều thành phần khác như: Bisabolol, chiết xuất rau má,  Chlorhexidine digluconate,Vitamin E, Dầu quả bơ, Dầu hạnh nhân… giúp làm mờ nhanh những vết sưng đỏ, dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả.

Lựa chọn kem Yoosun Baby cho trẻ nhỏ bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi thành phần sản phẩm lành tính, không chứa Paraben, không chứa Corticoid, không gây dị ứng.

3. Cách chữa dị ứng nước biển bằng thuốc tây

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị khác nhau như:

Thuốc kháng histamin, thuốc này được sử dụng với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy khi da bị phát ban.

Thuốc cũng có thể hạn chế các dấu hiệu như chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó thở.

Khi sử dụng thuốc, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung…

Vì vậy, người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Khi áp dụng cách trị dị ứng nước biển để đạt được kết quả cao người bệnh nên kết hợp sử dụng cả kem bôi và thuốc uống.

Tuy nhiên, khi chưa đưa trẻ đi thăm khám bạn tuyệt đối không được phép tự ý mua thuốc về điều trị để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

IV. Lưu ý tránh bị dị ứng với nước biển

Dị ứng nước biển là hiện tượng không hiếm gặp. Vì vậy, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để phòng tránh:

cách chữa dị ứng nước biển

Nên tắm cho trẻ sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nước biển

– Nếu cơ địa trẻ nhạy cảm nên hạn chế tiếp xúc với nước biển.

– Sau khi đi tắm biển về nên tắm ngay bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng dầu gội, sữa tắm lành tính để giúp làm sạch da cho bé, tránh gặp phải tình trạng dị ứng. 

– Sử dụng kem chống nắng trẻ em để bảo vệ làn da, tránh bị cháy da, mẩn đỏ. Tuy nhiên, nên chú ý đến thành phần kem chống nắng để không gây kích ứng cho da của trẻ nhỏ.

– Giặt sạch và phơi khô quần áo sau khi tắm biển về.

– Không mặc trang phục ướt quá 2 giờ để tránh các vi khuẩn tấn công và xâm nhập.

– Nên chọn thời điểm tắm biển hợp lý để tránh bị cảm nắng hoặc cháy nắng do nhiệt độ cao tiếp xúc với biển mặt. Đây cũng là cách phòng tránh dị ứng với nước biển mà bạn nên lưu ý. Theo đó, thời gian hợp lý nhất để tắm biển là trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều.

– Nếu như bị dị ứng với nước biển bạn có thể dùng chanh hoặc giấm bôi lên sau đó rửa lại bằng nước ngọt.

– Nên chọn những vùng biển sạch, không bị ô nhiễm để tắm.

– Không nên tắm biển quá lâu bởi vì các vi khuẩn có thể xâm nhập và làm da nhăn nheo.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng dị ứng nước biển ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên nắm được.

Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ con.

Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm về bất cứ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này hãy liên hệ ngay với dược sĩ của kem Yoosun Baby qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Bị dị ứng kiwi: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

    Dị ứng kiwi là tình trạng mà nhiều người có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với loại quả này. Dị ứng gây nên một số triệu chứng khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức

    Da bị dị ứng kim loại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

    Sử dụng trang sức, phụ kiện để phối đồ là cách để bạn thể hiện cá tính. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng kim loại và phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu. Nếu bạn muốn khắc phục tình

    Bị dị ứng nước hoa phải làm sao? Dấu hiệu và cách điều trị

    Nước hoa là sản phẩm giúp tạo mùi thơm cho cơ thể để tăng sự tự tin và tôn lên nét đẹp quyến rũ. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị dị ứng nước hoa. Vậy tình trạng dị ứng này có những dấu

    Dị ứng Paracetamol: Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả!

    Paracetamol là một thành phần có trong thuốc giảm đau được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi dùng không đúng cách hoặc những người có cơ địa mẫn cảm dễ xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Vậy dị ứng Paracetamol