2 cách thay tã cho trẻ sơ sinh cho đơn giản ngay TẠI NHÀ!

Có được các cách thay tã cho trẻ sơ sinh là điều được rất nhiều chị em quan tâm, vì trên thực tế, đây là cách để giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh ngoài da như: Hăm, mẩn ngứa,… Vậy làm thế nào để thay tã cho bé 1 cách an toàn, hiệu quả nhất? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Thay tã/bỉm đúng cách quan trọng như thế nào?

Quấn tã là “thủ tục” vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, việc thay tã đúng chuẩn sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và phòng ngừa được các bệnh ngoài da.

Bên cạnh đó việc quấn tã còn sở hữu 1 số công dụng như:

1. Giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

Quấn tã sẽ giúp tạo ra một vỏ bọc ấm áp quấn quanh cơ thể, giúp bé có cảm giác an toàn, yên tâm như những ngày còn ở trong bụng mẹ.

cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Vì thế, nếu mẹ thay tã đúng cách sẽ giúp bé ngủ ngon hơn, khiến con không quấy khóc về đêm, mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài lâu hơn, mang lại cho bé sự phát triển toàn diện.

Đồng thời quấn tã đúng kiểu cũng sẽ giúp trẻ kiểm soát tâm trạng và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.

Nhiều mẹ thường nghĩ rằng cách thay tã cho trẻ mới sinh chặt kín mới giúp cố định tay chân của con, khiến tã không bị rơi ra trong quá trình con cử động, vung tay chân khi ngủ.

Tuy nhiên, cách thay tã này sẽ gây nên một số vấn đề về sự phát triển xương hông ở trẻ, ảnh hưởng đến hô hấp và có thể gây viêm phổi.

Vì vậy, mẹ hãy quấn tã cho con vừa phải và thoáng mát để giúp trẻ ngủ ngon nhất.

3. Ảnh hưởng đến kỹ năng vận động

Một khảo sát ở Anh đã cho thấy, việc quấn tã bé sơ sinh quá chặt của mẹ dễ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và phát triển xúc giác của trẻ.

Ngoài việc, điều này còn gây ảnh hưởng đến khớp háng, cản trở tới những hành động như duỗi tay chân hay đạp chân,…

Điều này nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến kỹ năng vận động của con sau này không còn linh hoạt nữa.

2. Phòng ngừa hăm và các bệnh ngoài da

Việc thay bỉm quá chặt cho bé có thể gây nóng nực, đổ mồ hôi nhiều, đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã ở trẻ.

cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Đặc biệt là phần da tiếp xúc trực tiếp với tã, gồm cả cơ quan sinh dục, các ngấn và kẽ trên da.

Việc quấn tã đúng cách sẽ khiến trẻ tránh khỏi tình trạng hăm tã đeo bám dai dẳng.

II. Các cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Hiện nay có nhiều loại tã mẹ có thể dùng cho trẻ sơ sinh, như tã dùng một lần hoặc tã có thể tái sử dụng.

Với tã tái sử dụng, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp như ​cách thay tã cho trẻ sơ sinh bằng tã vải, tã chéo hay cách quấn “con nhộng”.

Tùy vào giới tính của trẻ mà mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.

1. Các bước thay bỉm đúng cách cho bé trai

Với bé trai, việc thay tã cho bé sẽ có phần đơn giản hơn, theo đó, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

cách thay tã cho bé sơ sinh

Cách thay tã dán cho bé trai

– Bước 1: Đặt bé lên giường, lót một chiếc khăn hoặc tấm lót chống thấm bên dưới. 

– Bước 2: Tháo bỏ tã cũ

Lưu ý mẹ chỉ nên mở ra phần trên của tã và đặt dưới mông bé. Nếu mẹ bỏ tã cũ ngay thì có thể khiến chất thải rớt xuống của bé xuống tã mới.

– Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da mặc tã của con

+ Mẹ hãy nhấc chân con nhẹ nhàng để lau phần mông phía sau thật sạch hoặc dùng nước ấm rửa qua cho con là tốt nhất.

+ Lau qua một lượt cho sạch bụi bẩn, nhớ vệ sinh kỹ vùng kín và vùng nhiều nếp gấp như mông, bẹn… rồi lau sạch lại với khăn và để khô trong vòng 2-3 phút.

+ Bôi kem chống hăm Yoosun Baby để bảo vệ da của trẻ.

cách thay tã cho bé sơ sinh

+ Sau đó mẹ có thể bắt đầu thay tã cho bé.

– Bước 4: Xử lý phần tã bẩn

Đối với tã vải, mẹ cho vào thau hoặc túi riêng chờ giặt sạch.

Mẹ nên giặt ngay sau khi thay tã luôn để đảm bảo vi khuẩn không tích tụ lâu gây mùi hôi đồng thời làm tã nhanh hỏng.

Với những loại bỉm dùng 1 lần, mẹ có thể quấn lại thành cuộn, sau đó cố định lại và bỏ vào thùng rác.

2. Hướng dẫn thay tã cho bé gái

Với bé gái, ngoài cách thay tã thông thường như cho bé trai được giới thiệu ở trên, mẹ hãy tìm hiểu thêm cách quấn tã tam giác để bé cảm thấy thoải mái, thoáng mát và nhẹ nhàng khi trẻ hoạt động.

cách quấn tã tam giác cho trẻ sơ sinh

– Bước 1: Trước tiên, mẹ gấp tã cho bé theo hình tam giác cân, đỉnh hướng xuống dưới, sau đó đặt bé lên trên.

– Bước 2: Mẹ có thể sử dụng thêm một miếng lót tã để tăng thêm khả năng thấm hút cho tã. 

– Bước 3: Lau sạch vùng kín của bé trước. Lau từ bộ phận sinh dục xuống dưới hậu môn. Đặc biệt là các với các bé gái, mẹ nên chú ý điều này vì nếu không đúng thao tác sẽ khiến vùng kín của con bị nhiễm trùng.

– Bước 4: Sau đó, vòng đầu tã bên phải qua người bé sang bên trái, rồi vòng đầu tã bên trái sang, buộc 2 bên đầu với nhau sao cho nút thắt nằm ngay trước bụng của bé.

– Bước 5: Tại vị trí tam giác phía dưới, mẹ lưu ý che hết bộ phận sinh dục của bé rồi cột lại với vải dư của nút trên.

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

– Bước 6: Sau khi áp dụng cách thay tã cho bé sơ sinh, mẹ hãy mặc quần áo sạch sẽ và thoáng mát cho bé.

Trên đây là phương pháp giúp các mẹ thay bỉm cho bé an toàn nhất, giúp làn da trẻ có được sự thoáng mát, thoải mái.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm thêm các video trực tiếp về quy trình các bước thay bỉm được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

III. Thời gian thay bỉm cho bé là bao lâu?

Theo các chuyên gia, số lần thay tã trong ngày được xem là chỉ số để mẹ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe hiện tại của con.

Mỗi trẻ có “lịch” đi vệ sinh khác nhau, nhưng mỗi ngày mẹ cần thay tã cho trẻ từ 6 lần đến 12 lần.

cách thay tã cho bé

Khoảng 3 đến 4 tiếng, mẹ nên thay tã 1 lần, dù cho bé có bẩn hay là không.

Đặc biệt ở những tháng đầu đời, mẹ cần quấn tã vuông cho con sau 2-3 tiếng.

Khi trẻ ở độ tuổi sơ sinh, dạ dày chưa phát triển hoàn toàn nên diện tích vẫn còn nhỏ, trẻ cần phải ăn nhiều lần trong ngày kéo theo nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Mẹ nên kiểm tra tã của con thường xuyên và thực làn da của trẻ trước khi các chất bẩn kịp bám vào da của bé và gây bệnh hăm da.

IV. Những lưu ý khi thay tã, bỉm cho bé

Để phòng tránh tình trạng ngứa, hăm vùng kín, bẹn,… ở trẻ; khi quấn tã mẹ cần nhớ những lưu ý sau đây.

1. Vệ sinh sạch sẽ trước khi thay bỉm/tã

Vệ sinh khi thay tã cho bé là điều mẹ nên lưu ý trong khi học về cách thay tã lót cho trẻ sơ sinh.

cách quấn tã vuông cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể dùng khăn xô hoặc bông gòn, thấm một ít nước để lau nhẹ nhàng lên vùng da mặc tã của trẻ.

Nếu được, mẹ có thể dùng nước ấm rửa qua một lần nữa, sau đó dùng khăn khô lau nhẹ nhàng từ trước ra sau.

2. Luôn chuẩn bị sẵn sàng đồ nghề cần thiết

Trước khi áp dụng các cách thay tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị thật đầy đủ những vật dụng sau đây cho bé:

– Một chiếc bỉm sạch

Hiện nay có rất nhiều loại bỉm đang lưu hành trên thị trường như:

+ Quần bỉm: Tã quần được thiết kế theo hình dáng của một chiếc quần, mẹ có thể thay tã cho bé rất đơn giản, có thể thực hiện trong mọi tư thế. Loại tã này được thiết kế khi bé bắt đầu hoạt động nhiều, rất linh hoạt cho trẻ.

+ Tã dán: Tã dán có miếng dán hai bên hông và có thể ôm sát cơ thể trẻ. Loại tã này thông thoáng hơn tã quần, đồng thời có khả năng thấm hút tốt, giữ ấm cho bé khi trời lạnh hoặc vào ban đêm. Cách thay tã cho em bé sơ sinh khi dán cũng rất đơn giản.

cách quấn tã trẻ sơ sinh

+ Tã xô: Đây là loại tã được làm từ vải xô vô cùng mềm mại, có thể tránh được việc trẻ bị ngứa, mẩn đỏ hay hăm. Cách quấn tã xô cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, tuy nhiên mẹ phải canh thay ngay cho trẻ mỗi lần trẻ đi vệ sinh và phải giặt bằng tay để tránh việc tã bị rách. 

+ Tã vải: Tã vải thường có hình tam giác và được nhiều mẹ ưa chuộng và mùa hè. Loại tã này khá thông thoáng, cách thay tã vải cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản bằng cách quấn vào tháo nhanh trong vòng vài thao tác.

– Quần áo (nếu mẹ cần thay đổi quần áo mới cho trẻ)

– Một chiếc khăn mềm sạch đã được thấm nước/ hoặc khăn ướt lành tính không có chứa cồn và chất chất hóa học

– Một chiếc khăn mềm sạch để lau lại cho trẻ 

– Tấm lót chống thấm hoặc khăn lót

– Kem chống hăm

cách quấn tã vải cho trẻ sơ sinh

Sử dụng kem chống hăm là bước cần thiết trong quá trình thay tã cho con

3. Không mặc tã bỉm ngay lập tức

Mỗi ngày, bạn nên để bé “thả rông” khoảng 1 đến 2 tiếng nhằm giúp da khô thoáng, không nên mặc bỉm ngay lập tức khi vừa thay tã mới.

Ngoài ra, mẹ để da bé khô tự nhiên trước khi thay tã mới. Nếu vội vàng mặc tã sẽ khiến vùng da còn ẩm ướt dễ bị hôi và hăm da. Đây cũng là cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách mà mẹ nên lưu ý. 

Bài viết giới thiệu cách quấn khăn tã cho trẻ sơ sinh và cách thay tã cho trẻ sơ sinh an toàn. Sau khi tham khảo những thông tin này, mẹ cũng có thể tham khảo để thực hiện cách thay tã cho người già.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Tin nổi bật

Các vấn đề về hăm da

    Đặt mua sản phẩm

    Số lượng

    Tổng: 0 vnđ

    Có thể bạn quan tâm

    Trẻ bị trầy xước nên xử lý thế nào cho an toàn và hiệu quả?

    Trẻ bị trầy xước da là điều khó tránh khỏi khi con đang trong độ tuổi tò mò và hiếu động. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó, hãy tìm các biện pháp xử lý và

    Trẻ bị ngứa quanh miệng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

    Trẻ bị ngứa quanh miệng là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân và các điều trị an toàn. Nếu như bạn đang tìm hiểu về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

    Trẻ bị lác đồng tiền: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

    Lác đồng tiền trẻ em là một dạng viêm da khá phổ biến. Bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Vậy bệnh có biểu hiện như

    Da trẻ sơ sinh bị khô và những điều mẹ nên biết!

    Da trẻ sơ sinh bị khô sần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể do môi trường hoặc bệnh lý. Mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để việc xử lý vấn đề đơn giản hơn. Cùng Yoosun Baby tìm hiểu